Luận văn ThS: Đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam định cư tại tỉnh Champasak (Lào) từ năm 1986 đến năm 2016

Luận văn Đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam định cư tại tỉnh Champasak (Lào) từ năm 1986 đến năm 2016 nghiên cứu nguyên nhân và quá trình định cư của người Việt tai tỉnh Champasak qua các thời kì lịch sử; hoat động sống kinh tế chủ yếu của người Việt tại tỉnh Champasak; đời sống văn hóa của người Việt tai tỉnh Champasak và giao thoa văn hóa Việt - Lào thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, tập quán...; rút ra các nhận xét, đánh giá chung về kinh tế, văn hóa của người Việt tại tỉnh Champasak.

Luận văn ThS: Đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam định cư tại tỉnh Champasak (Lào) từ năm 1986 đến năm 2016

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Champasak (Lào), từ đó tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh tế, văn hóa của người Việt tai đây, góp phần làm rõ sự giao thoa văn hóa Việt - Lào, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Lào ngày càng bền vững hơn.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt. Cụ thể, cộng đồng người Việt luận văn nghiên cứu bao gồm người Lào gốc Việt (đã nhập tịch), Việt Kiều (định cư nhưng chưa nhập tịch) và những người Việt cư trú tạm thời tại tỉnh Champasak (Lào) từ năm 1986 đến năm 2016.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian là tỉnh Champasak (Lào).
  • Phạm vi thời gian mà luận văn bao quát là từ năm 1986 đến năm 2016.
  • Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu được những nguyên nhân cũng như quá trình định cư của người Việt tại tỉnh Champasak, luận văn phải mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu về trước năm 1986.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đồng thời, để làm rõ đời sống kinh tế - văn hóa của cộng đồng người Việt tại Champasak, phương pháp điền dã được chúng tôi chú ý vận dụng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, thống kê và biểu đồ hóa để luận văn có cái nhìn tổng quát hơn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát sự hình thành

Vài nét về tỉnh Champasak 

  • Lịch sử hành chính
  • Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 

Quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Champasak

2.2 Đời sống kinh tế

Nông nghiệp và thủ công nghiệp 

Công thương nghiệp và dịch vụ

2.3 Đời sống văn hóa

Văn hóa vật chất

  • Ẩm thực
  • Trang phục
  • Nhà cửa
  • Phương tiện đi lại, vận chuyển

Văn hóa tinh thần 

  • Giáo dục bảo tồn ngôn ngữ Việt 
  • Tôn giáo, tín ngưỡng
  • Hôn nhân và gia đình
  • Tang ma
  • Lễ tết

3. Kết luận

Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại Lào nhiều năm, người Việt Nam đã dần dần tiếp thu và hòa nhập vào nền văn hóa Lào một cách đầy đủ. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì được sự gắn bó với Việt Nam bằng cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Dù văn hóa cội nguồn có bị pha trộn, họ vẫn lưu giữ được đặc trưng văn hóa Việt ở một chừng mực nhất định, không quên cội nguồn của mình. Trong các gia đình Việt tại Lào và Champasak, người Việt vẫn luôn lưu giữ những phong tục tập quán: thờ cúng tổ tiên, tang ma, cưới xin… giống như người Việt Nam. Đó chính là bằng chứng về sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Thị Vân Anh (2007), “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt đến Lào”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.

Ban Đông Nam Á (1976), “Nhiệm vụ đường lối và phương châm của tổ chức cách mạng Việt Kiều từ năm 1945 đến năm 1975”, Hà Nội.

D.G.E Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Dũng (2015), “Những ngôi chùa Việt trên đất Pakse-Lào”, Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai (chualinhquang.com/nhung-ngoi-viettrendat-pakse-lao)....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM