Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ tỉnh Thái Nguyên xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt  động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa học sinh với cán bộ giáo viên, nhân viên; Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh và trong việc chấp hành Nội quy, Quy chế của nhà trường.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và biểu hiện của học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động tự học, hoạt  động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập  thể, trong sinh hoạt, ăn, ở tại Nhà ăn, Ký  túc  xá,... nhằm thu thập thông tin.

Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhằm  tìm  hiểu thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi ứng xử cho học sinh.

Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh với nội dung xoay quanh vấn đề văn hóa ứng xử và thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục học sinh về các biện pháp quản lý, về văn hóa ứng xử và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu khảo sát thu được.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm công cụ của đề tài.

Một số vấn đề về giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.

Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm các biện pháp.

3. Kết luận

Trong thời đại ngày nay, văn hóa ứng xử có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Văn hóa ứng xử thể hiện thái độ, cách thức quan hệ, hành động giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Văn hóa ứng xử là yếu tố thuộc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Đó là nét đẹp của con người thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với người khác, đối với tự nhiên. Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh là nhiệm vụ của nhà trường trong cả nước nói chung  và của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ.  Đồng thời tạo ra môi trường văn hoá trong nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ cho thấy phần lớn cán bộ, giáo viên và học sinh đều nhận thức được khái niệm, ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho HS; nhà trường đã tổ chức đa dạng hoá được các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể với nội dung và hình thức phù hợp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, đã tăng cường mối quan giữa Gia đình  - Nhà trường - Xã hội, … tham gia vào quá trình giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh và bước đầu đã có tác động tích cực, giúp học sinh rèn luyện và hình thành lối sống phù hợp với chuẩn mực về văn hoá, đạo đức.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1948),  Văn hóa là gì? Nxb Tân Việt. 

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2007), Lịch sử Đảng bộ  huyện Đại Từ (1936 - 2015), Công ty cổ phần sách và truyền thông văn hóa Việt. 

Hoàng Chí Bảo,  Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia. 

Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014),  Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học , NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 

Nguyễn Ngọc Bích (1998),  Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội 

Hoàng Hòa Bình (2015), "Năng lực và đánh giá theo năng lực ", Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM, số 6(71) năm 2015, tr.21- 32....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho học sinh).

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí, giáo vên, nhân viên).

Phụ lục 3: Phiếu khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM