Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý giáo dục lối sống cho học sinh ở trường Tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục; khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục lối sống cho học sinh ở trường tiểu học, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh tiểu học.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi mới giáo dục.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về giáo dục lối sống và quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục tại trường Tiểu học Tân Đức, tiểu học Tân Hòa và trường tiểu học Lương Phú huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học và vấn đề quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học. Khái quát hóa xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp quan sát; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp khảo nghiệm.

Phương pháp bổ trợ để xử lý kết quả nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm tin học.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm cơ bản.

Những vấn đề cơ bản về giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học.

Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh ở các trường tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục.

2.2 Thực trạng quản lí

Vài nét về các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Bình.

Khái quát về khảo sát thực trạng.

Kết quả khảo sát thực trạng.

Đánh giá chung về thực trạng.

2.3 Các biện pháp quản lí

Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.

Biện pháp quản lý giáo dục lối sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng là một xu thế tất yếu, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học đáp ứng với yêu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế đòi hỏi cần có sự đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình cho đến đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; từ đổi mới công tác quản lý của các cấp quản lý đến đổi mới công tác quản lý trường, lớp học của giáo viên chủ nhiệm. Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục cho học sinh tiểu học ở các nhà trường trên các nội dung quản lý như: quản lý nội dung chương trình; quản lý phương pháp, hình thức tổ chức; quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục lối sống cho học sinh; quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục lối sống cho học sinh. Qua điều tra cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lí và giáo viên chủ nhiệm còn bộc lộ một số hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn còn một số hạn chế, bất cập.  

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Quốc Bảo (1997), “Khái niệm quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát tri ển giáo dục. 

Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội. 

Trần Văn Bính (chủ biên) (1997), Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới).

Bộ Giáo dục và Đào tạo(2015), Điều lệ trường tiểu học, Văn bản hợp nhất số 04/VBNH- BGDĐT ban hành. 

C.Mác, Ph.Anghen (1993), Toàn tập , Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội...

5. Phụ lục

Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM