Luận văn ThS: Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay - Thực trạng và xu hướng biến đổi

Luận văn Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay - Thực trạng và xu hướng biến đổi phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về cơ cấu xã hội  của  cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; phân tích thực trạng, chỉ ra những mặt mạnh và yếu kém, những khuyết tật cấu trúc trong cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay; dự báo thách thức, cơ hội và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những yếu kém, khiếm khuyết và phát huy những mặt mạnh về cơ cấu xã hội của  cán bộ bảo hiểm xã hội nhằm góp phần xây dựng đội ngũ này ngang tầm với các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội.

Luận văn ThS: Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay - Thực trạng và xu hướng biến đổi

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực trạng cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục hạn chế, khiếm khuyết về cơ cấu xã hội, góp phần xây dựng cán bộ, công  chức bảo hiểm xã hội  thành phố Hà Nội có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời kỳ mới. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận chức năng luận, phương pháp tiếp cận cấu trúc luận  

Các phương pháp: Thống kê, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.  

Phương pháp thống kê: Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu về đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.  

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Hà Nội; bao gồm cán bộ bảo hiểm xã hội cấp thành phố và bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện.  

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng 350 phiếu Ankét điều tra cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; trong đó sử dụng 175 phiếu

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Một số khái niệm

  • Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 
  • Cán bộ, công chức bảo hiểm xã  hội; tiêu chuẩn cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội
  • Cơ cấu xã hội
  • Cơ cấu xã hội đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và nội dung, phương pháp phân tích

Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu của đề tài

  • Lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã hội và sự vận dụng trong nghiên cứu cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  • Lý thuyết xã hội học về sự lựa chọn hợp lý và sự vận dụng trong nghiên cứu cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  • Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thành phố Hà Nội về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội
  • Một số yêu cầu về  đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

2.2 Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Thực trạng cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay

  • Tổng quan về địa bàn và đối tượng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 
  • Cơ cấu xã hội - khu vực hành chính của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay
  • Cơ cấu xã hội - ngành nghề đào tạo của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay
  • Cơ cấu xã hội -  tuổi nghề của cán bộ, công chức  bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay
  • Cơ cấu phân tầng xã hội về thu nhập, uy tín và quyền lực

Một số vấn đề  đặt ra từ thực trạng cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay

  • Sự mất cân đối giữa cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội so với yêu cầu nhiệm vụ về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
  • Sự mất cân  đối về khả năng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội so với yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay

2.3 Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội

Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của  cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

  • Tác động, chi phối của một số yếu tố đến cơ cấu xã hội đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ mới
  • Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ mới
  • Dự báo một số cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội

Một số giải pháp cơ bản xây dựng cơ cấu xã hội cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

  • Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành của Hà Nội đối với ngành bảo hiểm xã hội và cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  • Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, quy hoạch cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội những năm tới
  • Tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  • Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công  chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại
  • Bổ sung, hoàn thiện chính sách  đối với cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

3. Kết luận 

Bằng những tư liệu, số liệu thống kê và kết quả điều tra xã hội học đã cho những chứng cứ để làm sáng rõ cơ cấu xã hội khu vực hành chính, cơ cấu xã hội về trình độ học vấn và ngành nghề  đào tạo, cơ cấu xã hội về số năm công tác trong ngành bảo hiểm xã hội, cơ cấu xã hội về thu nhập và quyền lực của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay. Về cơ bản, cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay phù hợp với quy mô, tính chất, phạm vi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội; đáp ứng được những phần việc được giao của mỗi cán bộ, công chức. Trong điều kiện thành phố Hà Nội mới được mở rộng địa giới hành chính có hơn một năm, sự nhanh chóng ổn  định về tổ chức, về công việc và những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  trên địa bàn thành phố Hà Nội là một cố gắng lớn, có tính  đột phá của ngành bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, sự nỗ lực và đoàn kết vì nhiệm vụ mang tính chính trị - xã hội sâu sắc của cán bộ, công chức; đồng thời nó cũng cho thấy sự phù hợp giữa cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hiện nay. Tuy rằng trong quá trình nghiên cứu có tiếp thu, sử dụng và vận dụng kết quả nghiên cứu về đội ngũ này ở những khía cạnh, các tiếp cận khác. Song, phân tích xã hội học về cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là hướng tiếp cận mới, mang tính đột phá. Do đó, kết quả nghiên cứu còn có những hạn chế. Nó mới chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu, mang tính định hướng nghiên cứu, cần có những nghiên cứu sâu hơn, nhiều chiều cạnh hơn, với các phương pháp đa dạng hơn.

4. Tài liệu tham khảo

Lương Tuấn Anh (2004),  Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội.  

Nguyễn Huy Ban (1999),  Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội  đến năm 2020,  Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội.  

Nguyễn Huy Ban (2001), Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội.   

Bộ Lao động  -  Thương binh  và  xã  hội  (2001),  Bảo hiểm xã hội  -  Những điều cần biết, Nxb Thống kê Hà Nội.  

Bảo hiểm xã hội Việt Nam  (2000), Kỷ yếu khoa học, Tóm tắt những nội dung  chủ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học từ năm 1996-1998, Hà Nội. ....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM