Luận văn ThS: Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Luận văn Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THCS; khảo sát thực trạng, đề xuất một số biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất đó.

Luận văn ThS: Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh,  đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai, nghiên cứu cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp quan sát, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp xử lý thông tin.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài.

Một số vấn đề lý luận về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ở trường trung học cơ sở.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường THCS.

2.2 Thực trạng

Đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục THCS của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Khái  quát  về  khảo  sát  thực  trạng  giáo  dục  truyền  thống  lịch  sử  địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Đánh giá chung về thực trạng giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh.

2.3 Biện pháp

Nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi quả của các biện pháp đề xuất.

3. Kết luận

Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong trường THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương được thực hiện thông qua nhiều con đường, sử dụng nhiều phương pháp giáo dục và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu của tác giả đã đề xuất được 5 biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương bao gồm nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho giáo viên, học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương vào dạy học các môn học có ưu thế ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục truyền thống lịch sử địa phương  cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học với đề tài về lịch sử địa phương, truyền thống lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, tăng cường huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường THCS. Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Kết quả khảo nghiệm bước đầu khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao. 

4. Tài liệu tham khảo

Trần Vân Anh (2011), Một số biện pháp dạy học Lịch sử địa phương ở nước  Anh, Tạp chí Giáo dục, số 269. 

Ban khoa giáo Trung ương (2002),  Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 

Ban chấp hành TƯ khoá IX (2002),  Văn kiện hội nghị lần thứ sáu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008),  Hướng dân thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 -2009, công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu điều tra (dành cho giáo viên).

Phụ lục 2: Phiếu điều tra (dành cho học sinh).

Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến (dành cho giáo viên).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM