Luận văn ThS: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

Luận văn Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX xuất phát từ những quan niệm văn chương cổ Việt Nam, luận giải về sự tồn tại, hiện diện của yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX trên cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận; nhận diện tiêu chí và phân tích những biểu hiện chủ yếu của yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX về phương diện nội dung và phương diện hình thức, qua ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Ngô Thế Lân và tác giả khác, như: Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đề...; gợi mở hướng đi tiếp theo cho việc tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

Luận văn ThS: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, đánh giá các khía cạnh biểu hiện của yếu tố tự  sự trong thơ Việt Nam giai đoạn  từ thế  kỷ  XVIII  đến  nửa  đầu thế  kỷ  XIX trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu yếu tố tự sự trong các bài thơ chữ Hán của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, thông qua ba tác giả tiêu biểu, gồm: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Ngô Thế Lân.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình: Từ đặc điểm chung của thơ ca chữ Hán mang yếu tố tự sự, tác giả đi vào tìm hiểu, phân tích những biểu hiện của chúng ở từng tác giả cụ thể.

Phương pháp thống kê: Liệt kê tác phẩm của các tác giả tiêu biểu. Chủ yếu là qua các trước tác do các tác giả để lại và đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học công bố.

Phương pháp lịch sử - xã hội: Từ những biến cố, sự kiện lịch sử trong đời sống xã hội; tác giả xem xét sự tác động của chúng đối với nội dung phản ánh trong thơ tự sự của các tác giả.

Phương pháp tiểu sử: Tác giả dựa các biến cố, sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhà thơ để tìm ra mối liên hệ giữa chúng với nội dung tự sự được thể hiện trong các tác phẩm.

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tác giả dựa vào thi pháp học (với các tiêu chí nhận diện về phương tiện biểu đạt của nghệ thuật ngôn từ, như: ngôn ngữ; kết cấu; thể loại; hình  ảnh; phương thức trần thuật; cốt truyện; không gian và thời gian…) để lý giải các vấn đề liên quan yếu tố tự sự ở các tác phẩm thơ ca trung đại trong giai đoạn văn học cần tìm hiểu.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Tác giả dựa vào văn hóa học (với các đặc điểm liên quan đến không gian sinh hoạt văn hóa theo sự phát triển của lịch sử  - xã hội như: ngôn ngữ  sử dụng; không gian sinh tồn; phong tục, tập quán sinh hoạt; các mối quan hệ xã hội trong gia đình, cộng đồng…) để lý giải hiện tượng liên quan yếu tố tự sự trong thơ ca trung đại.

2. Nội dung

2.1 Vấn đề yếu tố tự sự

Khái niệm yếu tố tự sự và đặc trưng cơ bản của yếu tố tự sự

  • Khái niệm yếu tố tự sự và quan niệm về một bài thơ có yếu tố tự sự.
  • Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.

Quan niệm trong văn chương cổ Việt Nam - tiền đề cho sự hiện diện của yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán

  • Quan niệm văn dĩ tải đạo.
  • Quan niệm thi dĩ ngôn chí.
  • Quan niệm “xúc cảm sinh tình” hay “tức cảnh sinh tình”.
  • Ý nghĩa tổng quát của các quan niệm văn chương cổ  Việt Nam.

Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán  ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX - những phƣơng diện cấu thành chủ yếu

  • Phương diện thực tiễn.
  • Phương diện lý luận.

2.2 Yếu tố tự sự thể hiện qua nội dung thơ

Tự sự về hiện thực xã hội

  • Tự sự về hiện thực xã hội ở trong nước .
  • Tự sự về hiện thực xã hội ở ngoài nước.

Tự sự về bản thân

  • Tự sự về bản thân khi đương nhiệm.
  • Tự sự về bản thân khi đã từ nhiệm.
  • Tự sự về các mối quan hệ gia đình, bằng hữu.

2.3 Yếu tố tự sự thể hiện qua phương thức nghệ thuật

  • Điểm nhìn nghệ thuật.
  • Cốt truyện.
  • Sự kiện.
  • Nhân vật.
  • Không gian, thời gian.
  • Lời trữ tình của ngƣời kể chuyện.
  • Thể thơ.
  • Yếu tố phụ trợ.
  • Tiêu chí nhận diện yếu tố tự sự qua phƣơng thức nghệ thuật.

3. Kết luận

Sự hiện diện với mức độ khá đậm nét của yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là một điều tất yếu khách quan, phù hợp quy luật vận động của đời sống xã hội. Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX góp phần định vị thêm các giá trị của văn học dân tộc trên cả phương diện nội dung và hình thức. Thông qua việc tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam giai đoạn văn học này, những nét đặc trưng trong phong cách của các tác giả chủ yếu, như : Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Ngô Thế Lân, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đề… được tô đậm thêm. Điều đó, có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động dạy và học văn học trung đại nói chung, thơ chữ Hán nói riêng trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Kết quả của Đề tài là sự gợi mở cho một hƣớng nghiên cứu mới lớn hơn, sâu hơn và hoàn toàn có thể thực hiện trong thời gian tới khi có điều kiện. Đó là yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. 

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 

Đào Duy Anh (1988), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội. 

Đào Duy Anh (2003),  Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 

Trịnh Tuấn Anh (2018), Chính sách xã hội phục vụ quốc phòng thời Hậu Lê, Giáo dục và Xã hội (Số Đặc biệt tháng 8), tr. 199 - 202. 

Trịnh Tuấn Anh (2019), Cấu trúc mở trong không gian nghệ thuật ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,  Văn học và Tuổi trẻ (số 437), tr. 12 - 14. 

Trịnh Tuấn Anh (2017), Cuộc chiến tranh Ngô  - Việt trong lịch sử Trung Hoa - Từ góc nhìn văn hóa, Giáo dục và Thời đại Chủ Nhật (số 50), tr. 50 - 51....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM