Luận văn ThS: Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh

Luận văn Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh tiến hành khảo sát, điền dã các huyện ven biển, huyện đảo Quảng Ninh để thu thập những truyện kể dân gian; làm rõ đặc điểm về nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện của truyện kể, dân gian vùng biển Quảng Ninh; tìm hiểu các lễ hội văn hóa dân gian có nguồn gốc từ truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh.

Luận văn ThS: Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm tìm ra nét đặc trưng của truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh, góp tiếng nói vào công cuộc giữ gìn, làm giàu và phát huy giá trị văn học dân gian vùng biển Quảng Ninh.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống truyện kể dân gian người Việt vùng biển Quảng Ninh ở phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện, đồng thời tìm hiểu thêm những nét độc đáo về những lễ hội gắn với những truyện kể này.

Phạm vi nghiên cứu: Các thể loại truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh (qua tư liệu sưu tầm trong quá trình điền dã trên địa bàn nghiên cứu và các tư liệu, các sách về văn hóa dân gian Quảng Ninh đã công bố). 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp sưu tầm, điền dã: tiến hành sưu tầm, khảo sát các tư liệu truyện kể đã công bố, tiến hành điền dã, quan sát, phỏng vấn tại các địa phương thuộc ven biển, huyện đảo của Quảng Ninh.
  • Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình  khảo sát để phân loại các nhóm truyện, các motif nhằm nhận diện hệ thống truyện dân gian Quảng Ninh.
  • Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp này sử dụng để phân tích, tìm hiểu nội dung phản ánh và nghệ  thuật thể hiện của  truyện dân gian Quảng Ninh.
  • Phương pháp so sánh loại hình: Phương pháp này cho phép tiến hành việc nghiên cứu theo các kiểu truyện (type), các motif tiểu biểu, từ đó hướng tới việc chỉ ra nét tương đồng cũng như nét đặc trưng của hệ thống truyện Quảng Ninh.
  • Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các ngành khác nhau có liên quan như văn hóa học, dân tộc học, nhân học, xã hội học,... để có những lí giải, khám phá mới cho việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu. 

2. Nội dung

2.1 Khái quát các huyện đảo và văn học dân gian

Khái quát điều kiện địa lí, dân cư các huyện ven biển, huyện đảo của Quảng Ninh

  • Khái quát về vùng đất Quảng Ninh.
  • Khái quát điều kiện địa  lí, dân  cư các  huyện ven biển, huyện đảo của Quảng Ninh.

Khái quát diện mạo văn học dân gian Quảng Ninh

  • Văn học dân gian Quảng Ninh nói chung.
  • Văn học dân gian vùng biển Quảng Ninh.

2.2 Đặc điểm truyện kể dân gian

  • Giới thuyết về truyện kể dân gian.
  • Nội dung phản ánh trong truyện kể vùng biển Quảng Ninh.
  • Một số phương diện nghệ thuật.

2.3 Từ truyền thuyết dân gian đến lễ hội vùng biển

  • Lễ hội và mối quan hệ giữa truyền thuyết - lễ hội.
  • Tình hình lễ hội ở các địa phương vùng biển Quảng Ninh.
  • Từ truyền thuyết Bà Men đến lễ hội Đền Bà Men.
  • Từ truyền thuyết các vị Tiên Công đến lễ hội Tiên Công.
  • Từ truyền thuyết Đình Trà Cổ đền lễ hội Đình Trà Cổ.

3. Kết luận

Luận văn đã chỉ ra sự độc đáo, đặc biệt về những đặc điểm địa lí, dân cư ở vùng đất Quảng Ninh nói chung và vùng ven biển, biển và hải đảo của Quảng Ninh nói riêng. Sự kết hợp giữa văn hóa đồng bằng và văn hóa biển là lí do tạo nên nền văn học dân gian vừa mang những đặc điểm chung của văn học dân gian cả nước, vừa mang những nét riêng biệt không trộn lẫn, đặc biệt trong truyện kể dân gian. Thông qua luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại và tìm ra được những đặc điểm lớn về mặt nội dung và nghệ thuật của các truyện kể dân gian vùng biển. Với ba thể loại lớn là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh không chỉ lí giải sự hình thành các địa danh, ca ngợi những người có công khai phá, kiến tạo nên tên làng, tên xã ở vùng biển Quảng Ninh mà còn ca ngợi lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền và tín ngưỡng thờ thần biển của những người dân mà cuộc sống gắn liền với biển. Điểm hấp dẫn của những truyện kể dân gian còn ở cách xây dựng kết cấu, nhân vật, biểu tượng hay những motif vừa quen vừa lạ. cùng với việc khảo sát các truyện kể, luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội thông qua việc giới thiệu ba lễ hội nổi bật ở vùng biển Quảng Ninh, đó là lễ hội Đền Bà Men ở đảo Đầu Bê gắn với truyền thuyết Bà Men, lễ hội Tiên Công ở vùng đảo Hà Nam gắn liền với truyền thuyết về các vị Tiên Công lập nên xã đảo Hà Nam và lễ hội Đình Trà Cổ, gắn với truyền thuyết về Đình Trà Cổ, nơi thờ các vị Tiên Công đầu tiên đến bán đảo nơi địa đầu Tổ quốc này.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thị An (1997), Nghiên cứu truyền thuyết  - Những vấn đề đặt ra, Tạp chí Văn học số 7/1997. 

Trần Thị An (2016), “Thích ứng với biển của người Việt - nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển (Khảo sát từ  một  số  cộng đồng  ngư  dân  ven  biển  Bắc  Trung  Bộ,  Việt  Nam)”,  kì cuối, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 76. 

Lại Nguyên Ân (2003),  150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 

Cao Đức Bình - Hoàng Quốc Thái (2010), Di sản văn hóa làng chài vịnh Hạ Long,  Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh. 

Ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (2005),  Quảng Ninh đất và người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Hệ thống truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh.

Phụ lục 2: Một số hình ảnh lễ hội vìng biển Quảng Ninh.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM