Luận văn ThS: Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu

Luận văn Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu bổ sung cho người đọc thấy được cách nhìn nhận về thân phận người phụ nữ của các tác giả văn học trung đại qua từng thời kỳ khác nhau. Góp phần bổ sung kiến thức về các tác giả văn học trung đại, về xã hội Việt Nam giai đoạn này qua đó còn thấy được văn hóa của con người thời kỳ này.

Luận văn ThS: Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ  XVIII – XIX qua một số trường hợp tiêu bi ểu, Luận văn hy vọng sẽ đống góp được một cái nhìn mới và bao quát hơn về hình tượng người phụ nữ giai đoạn XVIII – XIX. Qua đó, tạo được cái nhìn bao quát, toàn diện về nhân vật nữ sắc, trở thành bước đệm cho sự nhìn nhận về hình tượng người phụ nữ. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vấn đề nữ sắc trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm tiêu biểu như: Khóa hư lục (Trần Thái Tông), Quốc âm thi tập  (Nguyễn Trãi), Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm),  Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn và Bản dịch hiện hành, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều),  Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) và Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quốc triều Nguyễn).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp văn hóa học: Đây là phương pháp đi tìm những ảnh hưởng không chỉ của văn hóa đối với văn học, mà còn truy nguyên đến cả các truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp này để nêu lên các quan niệm về “nữ sắc” trong văn học trung đại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: khảo sát, đánh giá một trượng hợp cụ thể để nói lên thực tế đang diễn ra trong bối cảnh đời sống thực tế. Luận văn sử dụng phương pháp này, trong việc nghiên cứu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn để tìm ra đặc điểm chung về tư tưởng của các tác giả văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XVIII - XIX.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường gặp  như: phương pháp lịch sử – xã hội, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp tâm lí học… cùng các thao thác khoa học như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh … Tất cả các phương pháp nghiên cứu  ở trên đều có sự phát triền và kế thừa, tất cả đều linh động trong cách sử dụng và mục đích chung nhất vẫn và phục vụ cho việc nhận diện và làm rõ đối tượng, đề tài của nghiên cứu này.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại

Sơ bộ khảo sát vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ X – XVII

  • Vấn đề nữ sắc dưới cái nhìn của các tác giả văn học Phật giáo thế kỷ X – XVII
  • Vấn đề nữ sắc dưới cái nhìn của các tác giả văn học Nho giáo thế kỷ X – XVII

2.2 Sự đổi mới của vấn đề nữ sắc

Sự đổi mới của vấn đề nữ  sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc

Sự đổi mới của vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua Truyện Kiều

2.3 Sự bảo lưu của vấn đề nữ sắc

Sự bảo lưu của vấn đề nữ  sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX qua Hoàng Lê nhất thống chí

Sự bảo lưu của vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX qua Đại Nam liệt truyện

3. Kết luận

Từ việc không được quan tâm để ý, dần dần người phụ nữ đẹp đã trở thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học Trung đại. Vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn này đã được đề cập đến, trong văn học thời kỳ này người phụ nữ thường là những người tài sắc, có đức hạnh, không chịu sự ràng buộc theo lễ giáo phong kiến, không chấp nhận cảnh vợ chồng chia ly vì chinh chiến… Họ nói lên tiếng nói đấu tranh để được hưởng những quyền lợi tối thiểu là tự do yêu đương và hạnh phúc. Vấn về nữ sắc là một sản phẩm của văn học Trung đại giai đoạn này, sự tồn tại và phát triển của loại nhân vật này là điều tất yếu. Cùng với các loại hình nhân vật khác, họ là những hạt nhân chính trong văn học giai đoạn này. Các nhân vật nữ sắc đều là những nạn nhân của xã hội, của chế độ phong kiến, đa thê. Khảo sát qua nhân vật nữ sắc trong văn học giai đoạn XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã góp phần nào làm ta nhìn rõ hơn về xã hội phong kiến, chế độ đa thê, nam quyền, trọng nam khinh nữ trong thời trung đại. Dần dần, cho ta thấy được sự thay đổi về quan niệm và cách nhìn của xã hội qua từng thời đại, qua đó là sự thay đổi cách nhìn về con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 

Nguyễn Huệ Chi – Trần Hữu Tá (2003),  Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội. 

Trương Chính (Biên khảo và chú giải), Nguyễn Thạch Giang (2001), Nguyễn Đình  Chiểu - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Phan Đại Doãn (Chủ  biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Du (2010), Truyện Kiều, NXB Văn học, Hà Nội. 

Nguyễn Dữ  (1999), Truyền kì mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí, NXB Văn học, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM