Luận văn ThS: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh hiện nay làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay; đánh giá thực trạng việc giáo dục đạo đức học sinh THPT trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và một số vấn đề đặt ra từ quá trình này; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong các nhà trường THPT trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Luận văn ThS: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Đó là một số trường THPT như: Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Trường THPT Tân Bình, Trường THPT Dân lập Nguyễn Khuyến, Trường THPT Dân lập Trương Vĩnh Ký.
  • Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu trong thời gian 5 năm gần đây

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cùng với đó, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được tốt hơn, tác giả sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic, phương pháp so sánh – đối chiếu, điều tra xã hội học.

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lí luận

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

  • Giáo dục
  • Đạo đức
  • Giáo dục đạo đức

Học sinh THPT và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

  • Một số đặc điểm cơ bản của học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay
  • Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

  • Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
  • Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

2.2 Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Những yếu tố tác động đến đạo đức và giáo dục đạo đức của học sinh trung học phổ thông ở Quận Tân Bình

  • Về kinh tế - xã hội
  • Về văn hóa – giáo dục
  • Đặc điểm về học sinh THPT quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  • Những kết quả đạt được trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và nguyên nhân
  • Những mặt hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân

Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2.3 Một số giải pháp cơ bản

Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Phát huy tính tự giác của học sinh trong giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động, phong trào, các cuộc vận động

3. Kết luận 

Sự phát triển của xã hội hiện nay cùng với những mặt trái của xã hội và cơ chế quản lý cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục đạo đức cho học sinh, đến đạo đức của học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về các vấn đề này. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và học sinh THPT trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng là rất quan trọng và cần thiết.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Thị Ngọc Ánh (2013), Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

Nguyễn Lương Bằng (2015), Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay, Nxb Nghệ An.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo dục Công dân 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Chính trị trên ---

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM