Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

Luận văn Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khoá Vật lí tại các trường trường THPT, xây dựng được quy trình dạy  học ngoại khóa bao gồm nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học về chương "Khúc xạ ánh sáng", chế tạo được một số thí nghiệm đơn giản về  ứng dụng kĩ thuật của chương "Khúc xạ ánh sáng", góp phần đổi mới phương  pháp,  phối hợp các hình thức dạy học ở trường THPT. 

Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung và quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá về một số kiến thức về "Khúc xạ ánh sáng"  cho học sinh lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời góp phần củng cố, đào sâu, mở rộng các kiến thức đã học trong nội khoá. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tính  tích  cực  và  năng  lực  sáng  tạo  của  học  sinh  phát  triển  trong  hoạt  động dạy học ngoại khóa một số kiến thức chương "Khúc xạ ánh sáng"  (Vật lí  lớp 11). Một số thí nghiệm ứng dụng kiến thức chương "khúc xạ ánh sáng" phục vụ cho hoạt động ngoại khóa.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động ngoại  khóa một số kiến thức chương  "Khúc xạ ánh sáng" (Vật lí lớp 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinhTHPT.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu văn kiện của Đảng, chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, lôgic học đặc biệt là các tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong dạy học Vật lí;  về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí; về phương pháp dạy học các kiến  thức  "Khúc  xạ  ánh sáng"  về  các  thí nghiệm, các  hiện tượng Vật  lí, các  ứng  dụng kỹ thuật phục vụ cho dạy học kiến thức "Khúc xạ ánh sáng";…; nghiên cứu cơ sở lí luận về  tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu cơ sở lí luận về việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm ứng dụng, nghiên cứu sách giáo khoa và các sách tham khảo vật lí 11.

Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động ngoại khóa ở các ở trường THPT, tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với học sinh và giáo viên; tham quan phòng thí nghiệm Vật lí, tham khảo kế hoạch sử dụng các thiết bị Vật lí ở các ở trường THPT.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực  nghiệm sư phạm  để  đánh  giá  tính  khả  thi  và hiệu quả  của  quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa đã lập đối với việc phát huy tính tích cực và phát  triển  năng  lực  sáng  tạo  của  học  sinh,  bao  gồm  nội  dung,  phương  pháp,  hình thức tổ chức dạy học về chương “Khúc xạ ánh sáng”. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận 

Tổng quan về những vấn đề cần nghiên cứu.

Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học ngoại khóa Vật lí.

Các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.

Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản về ứng dụng kĩ thuật trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

Hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trường phổ thông.

Hoạt động ngoại khoá về các ứng dụng kĩ thuật của vật lí với việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

2.2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa về "Khúc xạ ánh sáng" 

Phân tích nội dung khoa học kiến thức và tầm quan trọng của chương “Khúc xạ ánh sáng’’.

Các mục tiêu dạy học của chương “Khúc xạ ánh sáng’’.

Điều tra thực trạng hoạt động ngoại khóa và tình hình dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng’’. (Vật lí lớp 11) của một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Đề xuất nội dung, quy trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng”.

2.3 Thực nghiệm sư phạm 

Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm và cách khắc phục.

Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Trên cơ sở điều tra thực tiễn tình hình dạy và học nội khóa và ngoại khóa, tình hình thiết bị thí nghiệm phục vụ cho việc dạy và học chương "Khúc xạ ánh sáng" , luận văn đã tìm ra được những khó khăn, hạn chế và sai lầm của học sinh khi học về phần kiến thức này. Từ đó, đề xuất quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa để khắc phục những hạn chế trong dạy học nội khóa, đồng thời góp phần phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh. Luận văn xây dựng được nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa là hướng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo các thiết bị ứng dụng kĩ thuật của Vật lí, đồng thời tổ chức một buổi để các em có thể giới thiệu sản phẩm của mình và tham dự một Gameshow với nội dung chính là các kiến thức về "Khúc xạ ánh sáng". Qua buổi hoạt động ngoại khóa này, các em có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập, giải thích các hiện tượng Vật lí và các ứng dụng kĩ thuật có liên quan, cũng đã hướng dẫn học sinh chế tạo thành công một số sản phẩm ứng dụng kĩ thuật chương "Khúc xạ ánh sáng" từ những vật liệu  đơn  giản,  dễ  kiếm,  rẻ  tiền  để  phục  vụ  cho  hoạt  động  dạy  học,  có  thể  bổ sung cho phòng thí nghiệm của nhà trường và làm mẫu cho học sinh trong giờ học nội khóa. 

4. Tài liệu tham khảo

Tô Bình (2010), Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo trong dạy học trong Vật lí, Giáo trình đào tạo thạc sĩ. 

Chỉ thị số 14 (1999), Luật giáo dục , điều 28.2. 

Cương lĩnh 1991.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, NXB Chính trị quốc gia. 

Nguyễn Quang Đông (2006),  Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa VL, Thái Nguyên. 

Tô Giang (Chủ biên), Nguyễn Tiến Bính-Lương Tất Đạt-Đặng Thanh Hải,  

Nguyễn Ngọc Luân-Đỗ Văn Tuấn-Nguyễn Văn Thuận-Lưu Văn Xuân, Bài tập Vật lí 11, NXB Giáo dục. 

Nguyễn Thanh Hải (2002), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế  -  Vật lí 11, NXB Giáo dục.

Nguyễn Ngọc Hưng,  thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Đại học sư phạm - Đại  học quốc gia Hà Nội. 

Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (200 8), Lý luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 

Nguyễn  Thế  Khôi, Nguyễn  Phúc  Thuấn  (đồng  Chủ  biên),  Nguyễn  Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết,  Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác, Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng ngoại khóa ở các trường THPT hiện nay.

Phụ lục 2: Phiếu trao đổi ý kiến với giáo viên Vật lí về việc dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” ở lớp 11.

Phụ lục 3: Phiếu điều tra năng lực đầu vào (trước khi tổ chức hoạt động ngoại khóa) của học sinh khi học chương “Khúc xạ ánh sáng”.

Phụ lục 4: Phiếu điều tra học sinh sau khi tham gia ngoại khóa chương “Khúc xạ ánh sáng” ở lớp 11.

Phụ lục 5: Bảng kết quả điều tra năng lực đầu vào (trước khi tổ chức hoạt động ngoại  khóa) của 114 học sinh khi học xong chương “Khúc xạ ánh sáng”.

Phụ lục 6: Bảng kết quả điều tra 114 học sinh sau khi tham gia ngoại khóa chương “Khúc xạ ánh sáng” ở lớp 11.

Phụ lục 7: Danh sách các nhóm.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ  Giáo dục học trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM