Luận văn thS: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam

Luận văn Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội hoá; phân tích các tài liệu xã hội học hiện có ở Việt Nam về xã hội hoá; phân tích lịch sử khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam; phân tích nội dung khái niệm xã hội hoá và làm rõ xu hướng phát triển khái niệm xã hội hoá.  

Luận văn thS: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ sự hình thành, phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam, từ đó gợi ra những suy nghĩ và hướng nghiên cứu vận dụng lý thuyết xã hội học về xã hội hoá trong các hoạt động thực tiễn giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2 Đóng góp của luận văn

Đây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu lý thuyết dưới hình thức một luận văn thạc sỹ xã hội học về sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam. Đề tài thành công sẽ góp phần làm sáng tỏ về mặt lịch sử sự hình thành, phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam; Bước đầu hệ thống hoá, tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về nội dung của khái niệm xã hội hoá trong xã hội học hiện nay, đồng thời chỉ ra xu hướng phát triển của khái niệm này trong xã hội học ở Việt Nam. Đề tài cũng sẽ đóng góp vào việc phát triển một hướng nghiên cứu lý thuyết về những phạm trù, khái niệm cơ bản của xã hội học ở Việt Nam.  

Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ bản chất, cơ chế, điều kiện tiến hành công tác xã hội hoá và gợi ra những suy nghĩ để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xã hội hoá trong giáo dục-đào tạo.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh.   

Phân tích tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tác phẩm  kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin. Cụ thể là sử dụng phương pháp tra cứu theo từ khoá của bộ tuyển tập Mác, Ănggen, Lênin và tìm đọc những tác phẩm cơ bản, quan trọng như: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”; “Tư bản”; “Lênin toàn tập”, tập 1, tập 36; “Bút ký triết học”  

Thu thập và phân tích tài liệu đối với các sách giáo khoa, giáo trình xã hội học do các tác giả Việt Nam viết, đồng thời thu thập các sách xã hội học của các tác giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam.  

Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để hệ thống hoá và phân loại các khái niệm xã hội hoá  

Tìm đọc các bài viết về xã hội hoá đăng trên các tạp chí xã hội học trong nước.  

Tìm đọc một số sách giáo khoa, giáo trình tâm lý học để tìm hiểu khái niệm xã hội hoá.  

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn một số chuyên gia xã hội học và những nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế.

2. Nội dung

2.1 Quan niệm của Mác - Ăngghen, Lênin

Quan niệm của Mác Ăngghen về xã hội hoá

  • Xã hội hoá lực lượng sản xuất
  • Xã hội hoá lao động

Quan niệm của Lênin về xã hội hoá

  • Các yếu tố của xã hội hoá lao động
  • Xã hội hóa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Lênin

Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xã hội hóa

2.2 Khái niệm xã hội hoá ở Việt Nam

Các giai đoạn phát triển quan niệm xã hội hoá

  • Cơ sở phân chia giai đoạn
  • Đặc điểm sách xã hội học giai đoạn trước đổi mới (từ 1986 trở về trước)
  • Đặc điểm sách xã hội học giai đoạn sau đổi mới (từ 1987 đến nay)

Sự xuất hiện khái niệm xã hội hoá ở Việt Nam (trước 1975)

  • Nguồn gốc tư tưởng xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam
  • Một số nội dung cơ bản về xã hội hoá

Sự xuất hiện thuật ngữ “xã hội hoá" trong các sách xã hội học ở Việt Nam (thời kỳ 1975- 1986)

Sự kế thừa và phát triển quan niệm về xã hội hoá cá nhân (Từ 1987 đến nay)

  • Quan niệm xã hội hoá cá nhân có nguồn gốc từ nước ngoài
  • Sự kế thừa và phát triển quan niệm về xã hội hoá cá nhân của các nhà xã hội học Việt Nam (từ 1987 đến nay)

2.3 Xu hướng phát triển khái niệm xã hội hoá

Xu hướng phát triển khái niệm xã hội hoá ở Việt Nam hiện nay

  • Khái niệm xã hội hoá (xã hội) trong các sách xã hội học ở Việt Nam
  • Nhu cầu khách quan của việc nghiên cứu và phát triển khái niệm xã hội hoá (xã hội)
  • Nhu cầu phân công lao động trong nghiên cứu xã hội học về xã hội hoá

Giáo dục - đào tạo ở Học viện Chính trị, quân sự (cơ sở 2) từ góc độ tiếp cận xã hội học về xã hội hoá

  • Vài nét về Học viện Chính trị, Quân sự (cơ sở 2)
  • Giáo dục và đào tạo ở Học viện Chính trị, quân sự (cơ sở 2) dưới góc độ tiếp cận của xã hội học về xã hội hoá (cá nhân)
  • Giáo dục - đào tạo ở Học viện chính trị, quân sự (cơ sở 2) dưới góc độ tiếp cận của xã hội học về xã hội hoá (xã hội)
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xã hội hoá giáo dục ở Học viện Chính trị quân sự (Cơ sở 2) hiện nay

3. Kết luận 

Có một số ít tác giả đã đề cập tới khái niệm xã hội hóa với một nghĩa khác: xã hội hóa là chỉ sự tăng cường, chú ý, quan tâm của toàn xã hội cả về vật chất và tinh thần đến một vấn đề, một hoạt động cụ thể nào đó mà trước đây chỉ một cấp, một ngành có trách nhiệm quan tâm. Đây chính là quá trình xã hội hóa (xã hội). Có thể nói, quan niệm xã hội học về xã hội hóa, chịu ảnh hưởng tương đối lớn của tâm lý học hành vi. Do vậy, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xã hội hóa (cá nhân). Có rất ít lý thuyết xã hội học được vận dụng và nghiên cứu quá trình xã hội hóa, đặc biệt là xã hội hóa (xã hội). Kể từ sau đổi mới (1986 đến nay), xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế xã hội, xã hội học ở Việt Nam có xu hướng nói tới cả xã hội hóa (cá nhân) và xã hội hóa (xã hội). Xã hội hóa các lĩnh vực, các hoạt động của đời sống xã hội giờ đây đã trở thành phương châm hành động, là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với xã hội học trong việc nghiên cứu, giảng dạy xã hội hóa, đặc biệt là xã hội hóa theo tinh thần mác xít - xã hội hóa (xã hội).

4. Tài liệu tham khảo

Chung á - Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.  

"Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010" (2002), Báo Giáo dục và thời đại, ngày 4-1-2002.  

Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.  

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993),  Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII.  

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996),  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM