Luận văn ThS: Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh

Luận văn Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh là một trong những công trình đầu tiên khảo sát và so sánh hai tác phẩm  Thượng kinh ký sự và Mười ngày ở Huế để từ đó đưa ra những so sánh về một thể loại. Luận văn đi sâu phân tích các khía cạnh nội dung và hình thức của thể tài du ký từ trung đại đến hiện đại. Từ đó chỉ ra các nét riêng biệt, điểm mới mẻ của thể tài và đặc biệt là những thay đổi trong hai giai đoạn.

Luận văn ThS: Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh

1. Mở đầu

1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nét đặc trưng về nội dung của thể tài du ký: sự kí chép về “những điều trông thấy”; những nhận thức, cảm nghiệm của ký giả. Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của thể tài du ký trung đại, du ký hiện đại nửa đầu thế kỷ XX như: cái nhìn nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ . So sánh sự thay đổi, giống – khác nhau và kế thừa trong hai giai đoạn này của du ký Việt Nam. 

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào một số du ký trường thiên tiêu biểu tương ứng với mỗi giai đoạn du ký gồm: Thượng kinh kí sự, Mười ngày ở Huế.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình: đi sâu khảo sát các nét chung về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm du ký tương ứng với thời kỳ Trung đại và hiện đại nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, xác định đặc điểm thể loại và giá trị thẩm mỹ của du ký.  

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Luận văn thực hiện khảo sát các đặc điểm mang tính đại diện, điển hình trong Thượng kinh kí sự, Mười ngày ở Huế cho thấy sự thay đổi về hình thức, nội dung và nghệ thuật của thể tài du ký.  

Ngoài ra, còn sử dụng các thao tác và phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thi pháp học… 

2. Nội dung

2.1 Tiến trình vận động của thể tài du kí

Khái quát chung về thể tài du ký

  • Thể tài du ký và bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
  • Thể tài du ký và các giai đoạn phát triển.
  • Đặc trưng thể loại du ký.

Tác phẩm Thượng kinh ký sự và Mười ngày ở Huế

  • Tác phẩm Thượng kinh ký sự.
  • Tác phẩm Mười ngày ở Huế.

2.2 Sự thay đổi của đặc điểm nội dung

Những biến chuyển về bối cảnh xã hội và các kiểu tác giả của du ký 

Những biến thiên của đề tài

Từ cảm hứng “đi - xem” đến cảm hứng viễn du

  • Cảm hứng “đi - xem” trong Thượng kinh ký sự.
  • Cảm hứng viễn du và hồi tưởng lịch sử trong Mười ngày ở Huế.

Hình tượng Vua chúa, cung đình từ Thượng kinh ký sự đến Mười ngày ở Huế

Biến chuyển không gian trong Thượng kinh ký sự và Mười ngày ở Huế

2.3 Sự thay đổi của đặc điểm nghệ thuật

Cốt truyện

  • Cốt truyện trong Thượng kinh ký sự.
  • Cốt truyện trong Mười ngày ở Huế.

Kết cấu

  • Kết cấu ngược trong Thượng kinh ký sự.
  • Kết cấu phi tuyến tính và tự sự trữ tình trong Mười ngày ở Huế.

Nhân vật và điểm nhìn trần thuật

  • Nhân vật và điểm nhìn trần thuật trong Thượng kinh ký sự.
  • Nhân vật và điểm nhìn trần thuật trong Mười ngày ở Huế.

Ngôn ngữ 

  • Sự hỗn dung trong ngôn ngữ du ký từ trung đại đến hiện đại.
  • Đặc điểm ngôn ngữ du ký trong Thượng kinh ký sự.
  • Đặc điểm ngôn ngữ du ký trong Mười ngày ở Huế.

3. Kết luận

Du ký, một thể tài văn xuôi nghệ thuật đã từng có một tiến trình phát triển khá rực rỡ trong văn học trung đại. Thượng kinh kí sự là tác phẩm tiểu biểu cho thể loại kí trong văn học Việt Nam trung đại, ra đời vào giai đoạn lịch sử biến động lớn. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác đã kế thừa những tác phẩm kí trước đó như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…Cùng với một số tác phẩm như Bắc hành tùng kí, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh kí sự đã có những bước đột phá mới để hoàn thiện thể kí thời trung đại, đã trở thành một tác phẩm kí nghệ thuật mẫu mực. Du ký từ trung đại cho đến hiện đại là hành trình dài của chặng đường từ một đứa trẻ mới ra đời cho đến khi trưởng thành. Để có sự rõ ràng trong thi pháp thể loại như hiện nay, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là một trong những tác phẩm mang dấu ấn như một chủ thể nằm giữa  những gạch nối, cố gắng hiện đại bằng cách sử dụng ngôi kể, giọng kể. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển sau này của du ký nửa đầu thế kỷ XX mà Phạm Quỳnh là người có công khai phá với Mười ngày ở Huế và các du ký khác.

4. Tài liệu tham khảo

Phạm Vân Anh (1929), Sang Tây - Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn , (số 25), tr. 45-86 

Lại Nguyên Ân (2004),  150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 

John Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 -1793), Nguyễn Thừa Hỷ dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 

Vũ Bằng (2004), Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp , Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 

Philipphê Bỉnh (1968),  Sách sổ sang chép các việc  (Thanh Lãng soạn, giới thiệu), Học viện Đà Lạt, Đà Lạt 

Claude Bourrin (2009), Đông Dương ngày ấy, 1898-1908 (Lưu  Đình Tuân dịch), Nxb Lao động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội .....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM