Luận văn ThS: Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái

Luận văn Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, đời sống văn hoá, truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Tày, Thái; khái niệm mô típ và phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích từ mô típ; thống kê, khảo sát, phân tích, lý giải hệ thống mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái; so sánh hệ thống mô típ trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái với truyện các dân tộc Việt và một số dân tộc khác.

Luận văn ThS: Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái” nhằm khám phá những nét đặc sắc, độc đáo trong kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái, lí giải cội nguồn của những nét đặc sắc ấy. Khẳng định giá trị và vai trò của truyện cổ tích Tày, Thái nói riêng và truyện cổ tích các dân tộc thiểu số nói chung đối với nền văn học, văn hoá dân gian Việt Nam.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập hợp truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái  được khảo sát trong các tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ tích các dân tộc thiểu số đã công bố, cập nhật những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây. 

Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu hệ thống mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày, Thái.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê - phân loại: khảo sát, thống kê cụ thể một số mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật phản diện và chính diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái.

Phương pháp phân tích: Phân tích một số mô típ tiêu biểu liên quan đến hai nhân vật chính diện và phản diện, phân tích sự giống nhau và khác nhau về cách thể hiện của dân tộc Tày-Thái với dân tộc Việt và một số dân tộc khác.

Phương pháp so sánh  - loại hình: so sánh những mô típ cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ giữa dân tộc Tày với dân tộc Thái, giữa hai dân tộc này với dân tộc Việt và một số dân tộc khác để thấy những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và cách thể hiện.

Phương pháp hệ thống: Vận dụng để xem xét các mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái trong hệ thống mô típ đặc trưng của thể loại truyện cổ tích để lý giải, làm rõ các yếu tố cấu thành nên các mô típ. 

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng để xem xét các mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích Tày Thái từ kiến thức của nhiều ngành khoa học có mối quan hệ như: văn hoá học, dân tộc học, nhân chủng học… 

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khái niệm truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kỳ.

Khái niệm chính diện, nhân vật phản diện.

Khái niệm mô típ và việc nghiên cứu truyện cổ tích từ mô típ.

Dân tộc Tày, Thái và truyện cổ tích Tày, Thái.

2.2 Mô típ nhân vật chính diện

Mô típ kết hôn.

Mô típ vật thần trợ giúp.

Mô típ hoá thân.

2.3 Mô típ nhân vật phản diện

Mô típ vay mượn, tráo đổi, chiếm đoạt.

Mô típ bắt chước không thành công.

Mô típ cướp vợ.

3. Kết luận

Trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái, nhân vật chính diện là những người mồ côi, người nghèo khổ, người em út chăm  chỉ,  hiền lành, tốt  bụng  thì  loại  nhân  vật  phản  diện  điển  hình, quen thuộc được miêu tả là những con người giàu có, đầy quyền lực nhưng có bản chất xấu xa như: ích kỷ, tham lam, độc ác như những ông Vua, ông quan, Tạo mường, những tên nhà giàu, những người anh cả, các cô chị hay người mẹ kế. Mỗi dân tộc có điều kiện tự nhiên, đời  sống văn hoá xã hội khác nhau. Chính vì vậy, họ có kho tàng văn học  cũng như  kho  tàng truyện  cổ  tích với những nét độc đáo riêng. Điều này đã làm nên sự phong phú đa dạng nhiều màu sắc lung linh của viên ngọc quý truyện cổ tích Việt Nam, trong đó không thể không kể đến kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Tày, Thái.Truyện cổ tích của dân tộc Tày, Thái như một viên ngọc thô chưa được khám phá, mài giũa nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện cổ tích của dân tộc Tày, Thái là chúng ta đi khám phá, mài giũa viên ngọc thô ấy để nó ngày càng lấp lánh hơn.

4. Tài liệu tham khảo

Lê Thị Thanh An (2003), Kiểu truyện “người em út” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Tp Hồ Chí Minh. 

Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif những khả thủ và bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học , tr.86 - 104. 

Phạm  Tuấn  Anh  (2008),  “Một  số  vấn  đề  lý  luận  về  nghiên  cứu  cấu  trúc truyện cổ tích thần kỳ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr. 67 -74. 

Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam , TB Nxb Giáo dục, Hà Nội....

5. Phụ lục

Bảng thống kê mô típ liên quan đến nhân vật chính diện của dân tộc Tày, Thái.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM