Luận văn ThS: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền cơ sở

Luận văn Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền cơ sở phân tích thực trạng kém hiệu lực của chính quyền xã; những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở.

Luận văn ThS: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền cơ sở

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul – huyện KrôngBông – tỉnh DăkLăk.

Phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul.

Từ những nghiên cứu trên, tác giả sẽ ñề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở ở xã Eatrul. Xã Eatrul – huyện KrôngBông – tỉnh DăkLăk là một xã có những đặc điểm tương đối đại diện cho các xã vùng nông thôn của Tây Nguyên. Vì vậy, hy vọng những kết luận của luận văn có thể áp dụng cho các xã khác trên địa bàn Tây Nguyên

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền cơ sở. 

Phạm vi nghiên cứu: Xã Eatrul - huyện KrôngBông - tỉnh ĐăkLăk từ tháng 8/2007 đến tháng 8 /2008

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính làm phương pháp thu thập thông tin. Đây là phương pháp phù hợp để tìm hiểu thông tin sâu nhằm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul hiện nay.

Phân tích tài liệu: Các công trình, đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí.. có liên quan đến đề tài của luận văn; tài liệu do địa phương cung cấp. 

Phỏng vấn sâu: 60 trường hợp: 32 người là cán bộ chính quyền, tổ chức cơ sở Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở địa phương; 28 người dân địa phương (là chủ hộ) trong đó có 18 người là dân tộc thiểu số và 10 người là dân tộc Kinh. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và phương pháp luận

Phương pháp luận

  • Cơ sở lý luận
  • Lý thuyết cấu trúc – chức năng
  • Các quan ñiểm của Max Weber liên quan tới bộ máy hành chính 
  • Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer

Các khái niệm cơ sở

  • Chính quyền
  • Hiệu lực
  • Bộ máy hành chính

2.2 Nguyên nhân

Nhận diện tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul 

  • Khái quát về địa bàn khảo sát
  • Thực trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul

  • Nguyên nhân từ phía cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền
  • Nguyên nhân từ phía văn bản pháp luật 
  • Nguyên nhân từ phía đội ngũ cán bộ chính quyền xã
  • Nguyên nhân từ quá trình tương tác giữa đội ngũ cán bộ chính quyền xã Eatrul với nhân dân

3. Kết luận

Mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện và mạnh mẽ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó thì một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở. Để nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở thì cần phải có những nghiên cứu chỉ rõ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền cơ sở hiện nay. Thứ nhất, những quy định về cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền cơ sở hiện nay có một số bất hợp lý dẫn tới tình trạng kém hiệu lực của chính quyền xã Eatrul: Sự giản đơn và tập trung, bao cấp trong quy định về chính quyền cấp xã; Hội đồng nhân dân xã không có bộ máy hoạt động độc lập; không có những quy định cụ thể đối với những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ hai, hiện nay tồn tại một thực trạng là một số văn bản, quy định liên quan tới chính quyền cơ sở chưa phù hợp với thực tiễn khiến đội ngũ cán bộ chính quyền xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện vai trò. Thứ ba, chúng tôi muốn nói tới những nguyên nhân thuộc về bản thân đội ngũ cán bộ chính quyền xã Eatrul, trong đó đáng lưu ý nhất là sự yếu kém về trình độ chuyên môn của các cán bộ chính quyền xã. 

4. Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Đảng ủy xã Eatrul, (2007), “Báo cáo chính trị”.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh DăkLăk, (2006), “Báo cáo chính trị của khóa XIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XIV”.

Hoàng Chí Bảo, (2002), “Về mối quan hệ giữa xã và thôn, quản lý và tự quản”, Tạp chí Xã hội học số 3/2002.

Nguyễn Đăng Dung, (2007), “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở ñịa phương”, Tạp chí Cộng Sản Điện tử, cập nhật 5/10/2007.

Bùi Quang Dũng, (2002), “Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân – phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính”, Tạp chí Xã hội học số 3/2002... 

5. Phụ lục 

Phụ lục 1: Đề cương phỏng vấn sâu

Phụ lục 2: Danh sách các đối tượng phỏng vấn sâu

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM