Luận văn ThS: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Luận văn ThS: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quản lí giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ; huyện Đại Từ; tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Tày-Nùng cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ (vì học sinh là người dân tộc Tày-Nùng chiếm trên 70% học sinh toàn trường).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn kiện của Đảng, văn bản của Chính phủ, văn bản của Bộ  GD&ĐT,  nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu trên sách, báo chí, các tài liệu chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động của nhà trường: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh…để thu thập thông tin, làm rõ thực trang. 

Phương pháp đàm thoại: Tiến hành đàm thoại với cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để là rõ thực trạng cần nghiên cứu. 

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành lấy ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

Nhóm phươngpháp xử lý thông tin: Phương pháp này dùng để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu của các phương pháp nghiên cứu khác đem lại. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, kết luận có tính khoa học và độ tin cậy. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Một số khái niệm công cụ của đề tài.

Một số vấn đề về giáo dục giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức khảo sát thực trạng.

Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ.

Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ.

2.3 Biện pháp quản lý

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .

Các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ.

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3. Kết luận

Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người với con người để đáp ứng mục tiêu giáo dục Phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng giáo dục, khách thể quản lý nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Thực trạng giáo dục bồi dưỡng văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ; huyện Đại Từ; tỉnh Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi để triển khai giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt trải nghiệm, những nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm đã đưa vào để giáo dục cho các em tuy nhiên nội dung, hình thức chất lượng hiệu quả còn chưa cao.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh,  Việt Nam văn hoá sự cương, năm 1938. 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 

Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của trường PT DTNT THCS Đại Từ 

Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 của trường PT DTNT THCS Đại Từ. 

Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của trường PT DTNT THCS Đại Từ. 

Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của trường PT DTNT THCS Đại Từ. 

Đặng Quốc Bảo  (2010),  Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Trường ĐHGD - ĐGQG Hà Nội....

5. Phụ lục

Phiếu điều tra.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM