Luận văn ThS; Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Luận văn Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng bước đầu làm sáng tỏ cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Qua đó, khẳng định tài năng của nhà văn với tư cách người mở đầu cho khuynh hướng văn học đô thị ở Việt Nam.

Luận văn ThS; Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học đã  công bố về tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về cảm thức đô thị trong Số đỏ của nhà văn. Qua đó, thấy được tầm vóc, tài năng của “vua phóng sự đất Bắc” đồng thời là “nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam”.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát qua tiểu thuyết Số đỏ. Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số tác phẩm của các tác giả khác viết về cuộc sống của con người đô thị trong xã hội đương thời (như Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp...) 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hệ thống: Đặt Số đỏ trong mối quan hệ biện chứng để từ đó nhận diện đƣợc cảm thức đô thị trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng.

Phương pháp xã hội học: phương pháp giúp người viết xem xét sự phát triển của đô thị Việt Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra đề tài đô thị trong mỗi thời kì. Qua đó, thấy được dòng chảy của đề tài này và phát hiện ra những nét riêng của Vũ Trọng Phụng.

Phương pháp phân tích tác phẩm tự sự: Phương pháp này giúp người viết có thể đi sâu khám phá những khía cạnh cụ thể của tác phẩm tự sự, từ đó làm rõ hơn cảm thức đô thị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Phương pháp thống kê, so sánh: so sánh, đối chiếu với những tác giả khác có tác phẩm viết về đề tài đô thị. Với phương pháp này, chúng ta có thể thấy được những điểm tương đồng và những khác biệt, mới mẻ trong cảm hứng đô thị của Vũ Trọng Phụng so với các tác giả khác.

2. Nội dung

2.1 Đô thị trong văn học hiện đại

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

  • Khái niệm đô thị và văn học đô thị
  • Tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam
  • Tác động của đô thị hóa tới đời sống văn hóa Việt Nam

Sự xuất hiện của cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam

  • Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1930
  • Giai đoạn từ 1930 đến 1945
  • Giai đoạn từ 1945 đến 1985
  • Giai đoạn từ 1986 đến nay

Cảm thức đô thị trong sáng tác Vũ Trọng Phụng

2.2 Môi trường văn hóa đô thị

Môi trường văn hóa đô thị trong Số đỏ

  • Môi trường hỗn tạp, bát nháo
  • Không gian sống đầy tệ nạn, hiểm họa

Con ngƣời đô thị trong Số đỏ

  • Những kẻ lai căng, học đòi “Tây hóa”
  • Lớp người trưởng giả học làm sang, háo danh, phô trương
  • Những kẻ bịp gặp thời

2.3 Một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc

Tạo dựng các chuỗi tình huống

  • Tình huống tranh cãi
  • Tình huống ngẫu nhiên
  • Tình huống phi lý 

Nghệ thuật khắc họa nhân vật

  • Chân dung biếm họa
  • Bút pháp hư cấu nghệ thuật 
  • Khắc họa nhân vật qua đối thoại

Ngôn ngữ, giọng điệu

  • Ngôn ngữ trào phúng
  • Giọng điệu trào phúng

3. Kết luận

Số đỏ là tác phẩm khẳng định khả năng  bao quát cuộc sống và sự nhạy cảm của Vũ Trọng Phụng về xã hội đương thời. Qua tác phẩm, nhà văn đã phản ánh thành công xã hội đô  thị Việt Nam thời bấy giờ  bằng cách  nhìn, cách cảm, cách nghĩ riêng của mình. Tuyệt nhiên không phải là những đổi thay đi lên của đô thị Việt Nam khi gặp được ánh sáng văn minh rực rỡ, cũng không phải sự thích nghi với xu thế hội nhập. Văn tài của Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về một xã hội đô thị “khốn nạn” với những trò lừa, trò đểu, trò dâm dục “của bọn người có nhiều tiền” mặc dù chúng cố tình tô vẽ cũng không che lấp nổi cái bản chất xấu xa, đồi bại của mình. Cảm thức đô thị trong Số đỏ không chỉ dừng lại ở khả năng chiếm lĩnh hiện thực mà còn chuyển hóa vào các nguyên tắc xây dựng, tổ chức tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Là một tiểu thuyết được viết theo khuynh hƣớng hiện thực chủ nghĩa, số phận nhân vật chính được đặt trong hệ thống những mâu thuẫn và xung đột của xã hội thượng lưu thành thị, từ đó thấy được bản chất và quy luật khách quan của xã hội  ấy.

4. Tài liệu tham khảo

Hà   An   (2012),  Vũ   Trọng   Phụng  “sống   lại”  trên văn  đàn,  từ  website: htp://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/vu-trong-phung-song-lai-tren-van-dan-2257798.html 

Hoài   Anh,   (1995),  “Vũ  Trọng  Phụng,  nhà  hóa  học  của  những  tính  cách”,  in trong cuốn Chân dung văn học, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh. 

Lại Nguyên Ân (1990), “Một khía cạnh ở nhà báo Vũ Trọng Phụng người lược thuật thông tin quốc tế”, Tạp chí văn học, số 2. 

Lại Nguyên Ân (1999),  150 thuật ngữ văn học (biên soạn), NXB ĐHQG Hà Nội, H. 

Lại Nguyên Ân (2001), “Thêm vài nét phát hiện xung quanh tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí văn học, số 1....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM