Luận văn ThS: Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975

Luận văn Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975 tìm hiểu bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1975; tìm hiểu những vấn đề cơ bản của con người, cuộc sống thời hậu chiến và những nét đặc sắc trên một số cách thức thể hiện trong truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975. Đặt Triệu Bôn trong bối cảnh sáng tác giai đoạn này đặc biệt là thời kì sau đổi mới để thấy được sự chuyển biến trong duy nghệ thuật của tác giả. 

Luận văn ThS: Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện và phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975. 

Khẳng định thành tựu và những đóng góp của Triệu Bôn với thể loại truyện ngắn nói riêng và văn học đương đại nói chung.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Truyện ngắn Triệu Bôn sau năm 1975” (Trên cả hai phương diện nội dung và hình thức).

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn của Triệu Bôn, thời kì sáng tác sau 1975, trên cơ sở khảo sát các tập truyện ngắn sau:

  • Hạt may mắn (1986) 
  • Bụi hoàng hôn (1995) 
  • Triệu Bôn - Truyện ngắn chọn lọc (1998) 
  • Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn d ặm (2002) 
  • Tung bay dải yếm lụa đào (2006) 
  • Vũng thời gian (2007) 
  • Tuyển tập truy ện ngắn Triệu Bôn (2012) 
  • Mầm sống, Cơn co giật của đất (2015)

Văn bản chủ yếu đi sâu khảo sát là tập truyện ngắn Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn dặm (Nxb Phụ nữ - 2002) và Tuyển tập truy ện ngắn Triệu Bôn (Nxb Hội nhà văn - 2012). 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học. 

Phương pháp phân tích tác phẩm văn học. 

Phương pháp so sánh, đối chiếu. 

Phương pháp phân loại, thống kê. 

Phương pháp tổng hợp, khái quát.

2. Nội dung

2.1 Dòng chảy truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Truyện ngắn Triệu Bôn trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam sau 1975

  • Khái lược về thể loại truyện ngắn.
  • Truyện ngắn Triệu Bôn trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975.

Hành trình sáng tác của Triệu Bôn

  • Vài nét về cuộc đời và con người.
  • Văn nghiệp Triệu Bôn.

2.2 Truyện ngắn Triệu Bôn nhìn từ phương diện nội dung

Hồi ức về chiến tranh và người lính

  • Không khí trận mạc.
  • Tư thế người chiến sĩ.

Cuộc sống và con người thời bình

  • Những phận người mang nỗi đau từ chiến tranh.
  • Số phận con người trong cuộc sống đời thường.

2.3 Truyện ngắn Triệu Bôn nhìn từ phương diện nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  • Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
  • Nghệ thuật trần thuật.

3. Kết luận

Sáng tác của Triệu Bôn đã tạo được dấu ấn riêng của mình trên văn đàn, hợp lưu vào dòng chảy chung của truyện ngắn sau 1975. Ở phương diện nội dung, truyện ngắn sau 1975 của ông tiếp tục mạch cảm hứng sáng tác về chiến tranh và người lính trong đó không khí trận mạc vẫn rất đậm nét. Trên phương diện nghệ thuật, Triệu Bôn cũng đã thể hiện sự đổi mới so với chính mình trong những sáng tác giai đoạn trước 1975, đồng thời có những đóng góp riêng ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện và nghệ thuật trần thuật. Nhìn chung, khi xây dựng nhân vật, ông đã tạo ra được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, là đủ mọi kiểu người, lớp người trong xã hội. Trong hành trình sáng tác của Triệu Bôn, người đọc ghi nhận sự nỗ lực làm mới trong cảm hứng và lối viết sau 1975 của ông. Nếu truyện ngắn trước 1975, Triệu Bôn quan tâm đến “ngoại cảnh” thì truyện ngắn sau 1975 lại đi sâu vào “tâm cảnh”. Ở giai đoạn sau năm 1975, với ý thức cách tân trong lao động sáng tạo, truyện ngắn của Triệu Bôn đã có sự giao thoa thực - ảo, bề bộn thế sự mà vẫn lay động, da diết tình đời, tình người.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Thị Lan Anh, (2016), Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng, Trường Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư Phạm. 

Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát tri ển, Tạp chí văn học. 

Vũ Tuấn Anh (1996),  Quá  trình văn học đươg đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí văn học. 

Vũ Tuấn   Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 

Phạm Đình Ân (1994), Nhà văn Triệu Bôn, Văn nghệ nguyệt san số 12...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM