Chân danh nam - Làm thuốc khai vị

Chân danh nam là cây gỗ nhỡ, mọc hoang trong các rừng thứ sinh, được dùng làm thuốc kiên vị, khai vị, giúp tiêu hóa, bổ dạ dày. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Chân danh nam - Làm thuốc khai vị

Chân danh nam - Euonymus cochinchinensis Pierre, thuộc họ Dây gối - Celastraceae.

1. Mô tả

Cây gỗ nhỡ, cao 8 - 10 m, phân nhánh nhiều, tán thưa. Vỏ thân màu xám nhạt, có nhiều rãnh dọc. cành non nhẵn, màu xanh nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 9 - 10cm, rộng 3 - 4cm, nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình chùm xim phân nhánh 3 lần, ở nách lá; từng đôi cụm hoa cũng mọc đối. Hoa có cuống, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả có 5 múi, nhẵn, màu xanh tím.

Hoa tháng 12 - 7, quả tháng 5 - 9.

2. Bộ phận dùng

Vỏ - Cortex Euonymi Cochinchinensis.

3. Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang từ Quảng Nam - Đà Nẵng, Ninh Thuận tới Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, trong các rừng thứ sinh.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày.

Trên đây là một số thông tin về cây Chân danh nam mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM