Quế quan - Gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun. Cây mọc hoang và cũng được trồng từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc. Để biết được công dụng trong y học của cây Quế quan mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Quế quan - Gây kích thích hệ thần kinh

Quế quan - Cinnamomum zeylanicum Blume, thuộc họ Long não - Lauraceae.

1. Mô tả

Cây gỗ cao 10 - 15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10 - 18cm, rộng 4 - 5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1 - 1,5cm, màu đen.

Hoa tháng 1 - 3, quả tháng 8 - 9.

2. Bộ phận dùng

Vỏ - Cortex Cinnamomi Zeylanici, cũng được gọi là Nhục quế - Tích lan Nhục quế.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang và cùng được trong từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc. Còn phân bố ở Tây Ấn Độ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác. Lúc cây đến độ cao 1,5 - 2m, người ta cắt sắt gốc để nó đâm nhiều nhánh, chỉ cần giữ 4 - 6 nhánh mỗi gốc. Đến 3 - 4 năm và cứ 2 năm một, vào mùa mưa, người ta lấy vỏ. Người ta lột từng khoanh; sau khi phơi khô, cạo bỏ phần bần.

4. Thành phần hóa học

Vỏ Quế quan chứa 8 - 12% nước, 5% chất khoáng, tinh bột, một ít đường, tanin, 3 - 4% chất nhầy. Hoạt chất là tinh dầu 1 - 2% mà thành phần chính là aldehyd cinamic (50 - 75%) kèm theo eugenol (4 - 10%), vết của các aldehyd khác của các carbur terpenic (pinen, phellandren, caryophyllen) và của methylamylceton. Tinh dầu vỏ rễ có nhiều eucalyptol, eugenol, safrol và borneol.

5. Tính vị, tác dụng

Vỏ có vị cay, mùi thơm, tính nóng; có tác dụng bổ, kích thích. Do có tanin, Quế quan làm săn da nhẹ.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cũng dùng như Quế. Thường dùng dưới dạng bột hay thuốc nước. Tinh dầu cũng được dùng làm thuốc. Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh; nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun. Với liều cao, nó gây co giật.

Vỏ cây cũng được sử dụng làm gia vị dùng trong nghề làm bánh, làm nước uống, chế cary.

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.
 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM