Gạt nai - Trị bệnh thuỷ đậu

Gạt nai mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên-Huế qua Kontum. Đắc Lắc đến Đồng Nai, ở những nơi ẩm ướt, dọc các sông suối. Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé. 

Gạt nai - Trị bệnh thuỷ đậu

Gạt nai, Săng vé, Săng ớt mốc - Xanthophyllum glaucum Wall ex Hassk, thuộc họ Viễn chí - Polygalaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ cao 7 - 10m. Lá xoan hay thuôn hình dải, nhọn ở góc, có mũi ở đầu, khá thay đổi về hình dạng, nhẵn, dai, bóng ở trên, hầu như trắng bạc ở dưới, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 4cm. Hoa trắng hay hồng, thành bông ở nách hay thành chuỳ phân nhánh ở ngọn, có lông hung hung. Quả hình cầu, nhẵn, hơi sần sùi hay không, đường kính 20 - 25mm. Hạt đơn độc.

Hoa tháng 1 - 4, quả tháng 5 - 8.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây - Folium et Cortex Xanthophylli.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên-Huế qua Kontum. Đắc Lắc đến Đồng Nai, ở những nơi ẩm ướt, dọc các sông suối. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả có thể độc. Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu. Hạt cho bột tốt có thể làm chất gột sạch thay thế cho hạt cây Găng cơm (Canthium parviflorum).

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM