Côm lang - Chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau. Côm lang mọc ở ven rừng, trong các lùm bụi từ Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh ,.... đến Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.

Côm lang - Chữa tê thấp và nhọt độc

Côm lang, Dây chong chóng - Smilax perfoliata Lour., thuộc họ Kim cang - Smilacaceae.

1. Mô tả

Dây leo cao 3 - 4m, to, có nhiều gai. Lá có phiến xoan, to, dài 15 - 20cm, rộng 8,5 - 10cm, gốc tròn hay hình tim, gân 7; cuống có cánh cao ôm thân, mang tua cuốn dài và chắc. Tán đơn độc, trên cuống đài; hoa nhiều , có cuống mảnh; phiến hoa cao 7mm. Quả mọng cao 7mm, tròn tròn.

Hoa tháng 10, quả tháng 11 - 2.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Smilacis Perfoliatae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mộc ở ven rừng, trong các lùm bụi từ Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, tới Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng.

4. Tính vị, tác dụng

Có tác dụng kiện tỳ ích vị, cường cân cốt.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc. Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau.

Trên đây là một số thông tin về cây Côm lang mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM