Lá lụa - Chữa bệnh ngoài da

Lá lụa là cây gỗ nhỡ thuộc họ Đậu, thường gặp trong các rừng ngập mặn, dựa rạch nước lợ ở nước ta, được dùng làm củi đun, rau ăn sống hay dùng chữa phong hủi, ghẻ, bệnh ngoài da, thuốc tẩy xổ. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Lá lụa qua bài viết này nhé.

Lá lụa - Chữa bệnh ngoài da

Lá lụa, Mót  -  Cynometra ramilílora L., thuộc họ Đậu  -  Fabaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ nhỡ cao tới 15 - 30m, với lá thường rũ xuống. Lá kép chẵn, gồm 2 cặp lá chét màu trắng rồi hồng, xanh, mềm, hình trái xoan ngược hay thon hoặc hơi hình lưỡi liềm; cặp ở trên dài 5 - 10 (20)cm, rộng 2 - 4,5 (7,5)cm, không cân xứng ở gốc, nhọn hoặc lõm tròm ở đầu. Cụm hoa gồm 1  - 2 chùm ngắn ở nách lá, số lượng hoa không nhiều, màu trắng rồi nâu. Quả hoá gỗ, dài 2 - 3cm, có lông hoặc nhẵn, bề mặt xù xì, màu nâu, chứa 2 - 3 hạt.

Ra hoa tháng 6 - 8, có quả tháng 9 - 10 tới tháng 1 - 5.

2. Bộ phận dùng

Lá, rễ, dầu hạt  -  Folium, Radix et Oleum Cynometrae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, thường gặp trong các rừng ngập mặn, dựa rạch nước lợ.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây gỗ màu nâu đỏ, chỉ dùng làm củi đun. Lá non có vị chua được dùng làm rau ăn sống, thường ăn với lẩu mắm. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da. Dầu hạt cũng dùng trị phong, ghẻ và bệnh ngoài da. Còn rễ dùng làm thuốc tẩy xổ.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Lá lụa. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM