Mạc tâm - Chữa kiết lỵ

Mạc tâm là cây nhỏ cao 1-3m; nhánh non có lông vàng, mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, được dân gian dùng chữa kiết lỵ, rửa vết thương. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Mạc tâm - Chữa kiết lỵ

Mạc tâm - Hymenocardia punctata Wall ex Lindl (H. wallichii Tulasne) thuộc họ thầu dầu - Euphorbiaceae.

1. Mô tả

Cây nhỏ cao 1-3m; nhánh non có lông vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 5-6cm, rộng 3- 3,5cm, không lông ở mặt trên, có lông hình khiên ở mặt dưới; gân phụ 4 cặp; cuống 8-15mm, có lông vàng; lá kèm hình kim cao 2-3,5mm. Hoa đực gắn thành bông; nhị 4-5, dính thành trụ nhị, có nhuỵ lép. Hoa cái thành chùm, lá đài có lông hình khiên; không có cánh hoa; bầu không lông có 2 vòi nhuỵ dài. Quả có 2 cánh; hột 2.

Hoa quả tháng 3-5.

2. Bộ phận dùng

Vỏ thân và quả - Cortex et Fructus Hymenocardiae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Mạc tâm. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM