Biến hoa sông Hằng - Tác dụng trừ giun, tiêu sung

Cây Mưa cưa là cây như thế nào, mọc ở đâu, bộ phận nào dùng để làm thuốc, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vị thuốc này nhé!

Biến hoa sông Hằng - Tác dụng trừ giun, tiêu sung

Biến hoa sông Hằng, Thập vạn thác - Asystasia gangetica (L.) T. Anderson (A.conromandeliana Nees), thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.

1. Mô tả

Cây thảo rất đa dạng, mọc nằm, sống nhiều năm. Lá có cuống phiến xoan, nhọn, tù tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn, dài 3 - 12cm, rộng 1 - 4cm, mặt dưới phủ lông rải rác. Hoa xếp thành chùm ở ngọn hay ở bên. Quả nang dài 3cm, có phần gốc không sinh sản dài 15mm; hạt có bề mặt sần sùi, có mép lượn sóng không đều.

2. Bộ phận dùng

Lá - Folium Asystasiae Gangeticae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Thái Lan, Nam Đông Dương. Ở nước ta cũng gặp cây mọc dọc đường đi, bờ rào một số nơi từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hoà.

4. Thành phần hoá học

Có các vết của alcaloid.

5. Tính vị, tác dụng

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp.

Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây biến hoa sông Hằng. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM