Mắt trâu mép nguyên - Trị cảm mạo phát ho

Mắt trâu mép nguyên là cây gỗ, nhánh có lông sát, vàng, thuộc họ Cam, mọc ở rừng Lai Châu, Lạng Sơn (Vạn Linh) nước ta, dùng trị cảm mạo phát ho, đau dạ dày, phong thấp đau xương,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Mắt trâu mép nguyên - Trị cảm mạo phát ho

Mắt trâu mép nguyên - Micromelum integerrimum (Buch-Ham) Wight et Arn ex Roem (Bergera integerrimaBuch-Ham ex Colehr) thuộc họ Cam - Rutaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ, nhánh có lông sát, vàng. Lá kép gồm 7-9 lá chét bầu dục, dài 13cm, rộng 6cm, gốc không cân, mép nguyên, không lông, mặt trên nâu đen, mặt dưới nâu dà, có lông sát ngắn. Cụm hoa ngắn hơn lá, cuống có lông; đài 3mm, cánh hoa 7mm, có lông ngắn ở mặt ngoài, nhị 10; bầu có lông phún vàng.

2. Bộ phận dùng

Rễ, lá - Radix et Folium Micromeli integerrimi.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở rừng Lai Châu, Lạng Sơn (Vạn Linh).

4. Tính vị, tác dụng

Vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng sơ phong giải thử, tán ứ giảm đau.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ dùng trị cảm mạo phát ho, đau dạ dày, phong thấp đau xương. Dùng ngoài trị đòn ngã sưng đau, gãy xương.

Trên đây là một số thông tin về cây Mắt trâu mép nguyên mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM