Cách thư lá trắng - Trị phong thấp và lao lực

Cách thư lá trắng là cây thuộc họ Na, mọc trong rừng từ Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà cho tới Gia Lai (An Khê). Người ta dùng rễ để trị phong thấp và lao lực. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Cách thư lá trắng - Trị phong thấp và lao lực

Cách thư lá trắng. Lãnh công xám. Dây phấn - Fissistigma glaucescens (Hauce) Merr., thuộc họ Na - Annonaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ leo, dài cỡ 3m. Lá mọc so le, phiến lá thon, dài 3 - 19,5cm, rộng 1,2 - 5,5cm, gốc nhọn, chóp tù, mặt lá khô luôn có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông, gân phụ 10 - 15 đôi. Hoa xếp thành xim trong một cụm hoa chung ở ngọn cành; có lông màu vàng; lá đài 3, nhỏ, đính nhau ở gốc, có lông; cánh hoa 6, xếp 2 vòng; nhị nhiều; lá noãn nhiều. Quả hình cầu, đường kính 8mm.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Fissistigmae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây thường mọc trong rừng từ Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà cho tới Gia Lai (An Khê).

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ trị phong thấp và lao lực.

Trên đây là một số thông tin về cây Cách thư lá trắng mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM