Lộc mại nhỏ - Trị táo bón

Lộc mại nhỏ là cây bụi hay cây nhỡ, thuộc họ Thầu dầu, mọc hoang, phổ biến ở các tỉnh từ Hà Giang, Bắc Thái, Hoà Bình qua Thanh Hoá đến Quảng Nam - Đà Nẵng, được dùng để trị táo bón, lỵ cấp tính, da vàng,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Lộc mại nhỏ - Trị táo bón

Lộc mại nhỏ, Bọ nét, Lục mại - Cloaxylon hainanense Pax et Hoffm (Mercuriadis indica Lour.) thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

1. Mô tả

Cây bụi hay cây nhỡ, cao 2-3m; nhánh mảnh không lông đỏ. Lá đơn, phiến hình bầu dục thon, dài 12-20cm, rộng 4-10cm, đầu tù có mũi, gốc nhọn, gân phụ 7-8 cặp, mép có răng to, thưa; cuống dài 2-3cm, có 2 tuyến ở đầu. Chùm hoa mảnh ở nách lá, chùm hoa đực dài 10-20cm, mọc thõng, hoa xanh; lá đài 3 có lông; cánh hoa 3; nhị cỡ 50, hoa cái có bầu không lông. Quả nang 3 mảnh vỏ, có gai mụn nhọt.

Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.

2. Bộ phận dùng

Lá - Folium Claoxyli Hainanensis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc hoang, phổ biến ở các tỉnh từ Hà Giang, Bắc Thái, Hoà Bình qua Thanh Hoá đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10-20g lá khô hoặc 20-40g lá tươi sắc uống. Dùng ngoài tuỳ lượng, nấu nước rửa trị lở ngứa.

Trên đây là một số thông tin về cây Lộc mại nhỏ mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM