Lù mù - Chữa kiết lỵ

Lù mù là cây bụi thuộc họ Bồ hòn, mọc rải rác khắp nước ta, cũng gặp ở rừng ngập mặn ở Vũng Tàu, dùng để sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn, chữa kiết lỵ. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Lù mù - Chữa kiết lỵ

Lù mù, Ngoại mộc nhẵn - Allophylus glaber Radlk., thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.

1. Mô tả

Cây bụi cao 2-3m, có các nhánh phủ lông rất ngắn. Lá có 3 lá chét, có cuống chung dài 2-3cm, với lông nâu nâu rất ngắn; lá chét xoan ngọn giáo, dài 8-11cm, dai dai, hơi lượn sóng ở mép, nhọn-tù, hơi có răng, mặt trên nâu đen, mặt dưới sáng hơn và lấp lánh. Hoa trắng, thành chùm vượt quá lá. Quả hạch, hình cầu 7-8mm màu đen đen.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ thân - Folium et Cortex Allophyli Glabris.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc rải rác khắp nước ta, cũng gặp ở rừng ngập mặn ở Vũng Tàu.

4. Công dụng

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn. Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ.

Trên đây là một số thông tin về cây Lù mù mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM