Mỏ hạc - Làm thuốc cường cân cốt

Mỏ hạc là cây thảo sống nhiều năm cao 30-50cm, mọc hoang ở Sa Pa (Lào Cai), có vị chua, tính mát, được dùng làm thuốc cường cân cốt, trừ phong thấp và trị ỉa chảy. Để biết được công dụng trong y học của cây Mỏ hạc mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Mỏ hạc - Làm thuốc cường cân cốt

Mỏ hạc - Geranium nepalense Sweet (G.homeanum Turez.), thuộc họ Mỏ hạc - Geraniaceae.

1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm cao 30-50cm. Lá có cuống; phiến lá bị khía ít hay nhiều, gân lá chân vịt. Hoa mọc riêng lẻ hay xếp từng đôi một. Hoa đều, có 5 lá đài, 5 cánh hoa. 10 nhị sinh sản, 5 lá noãn. Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào đỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Geranii Nepalensis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Nêpan, Ấn Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Sa Pa (Lào Cai).

4. Tính vị, tác dụng

Vị chua, tính mát, có tác dụng thu liễm, chỉ tả.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, mỏ hạc được dùng làm thuốc cường cân cốt, trừ phong thấp và trị ỉa chảy.

Ở Ấn Độ, người ta dùng Mỏ hạc trị một số bệnh về thận.

Trên đây là một số thông tin về cây Mỏ hạc mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM