Hải anh - Chữa tử cung xuất huyết

Hải anh mọc trên đất cát bờ biển miền Trung, vùng Ninh Thuận (Cà Ná). Cũng phân bố ở Trung Quốc, Mông Cổ. Có vị chát, đắng, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ. Ở Trung Quốc (Thiểm Tây) cây được dùng chữa: 1. Tử cung xuất huyết; 2. Loét cổ tử cung. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Hải anh qua bài viết này nhé.

Hải anh - Chữa tử cung xuất huyết

Hải anh - Limonium bicolor (Bunge) Kuntze (Statice bicolor Bunge), thuộc họ Đuôi công - Plumbaginaceae.

1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 20 - 70cm, không có lông, có rễ trụ to. Lá mọc chụm ở đất, phiến thon ngược, dài 2 - 7 cm, rộng 1 - 2,5cm, đầu tù tròn, gốc tù từ từ hẹp thành cuống. Cụm hoa không lông, cao đến 40cm, lưỡng phân; các nhánh màu tím hồng. Hoa dài 6-8mm, lá dài 5 màu trắng, cánh hoa 5, màu vàng, dính nhau một ít, nhị 5 dính trên cánh hoa, bầu cao 2mm, 1 ô. Quả có lông, mang dài tồn tại.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Limonii Bicoloris, ở Trung Quốc gọi là Nhị sắc bổ huyết thảo.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc trên đất cát bờ biển miền Trung, vùng Ninh Thuận (Cà Ná). Cũng phân bố ở Trung Quốc, Mông Cổ.

4. Tính vị, tác dụng

Vị chát, đắng, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc (Thiểm Tây) cây được dùng chữa: 1. Tử cung xuất huyết; 2. Loét cổ tử cung. Liều dùng 20 - 40g, dạng thuốc sắc.

6. Ghi chú

Một loài khác là Limonium sinense (Girald) Kuntze, có rễ (hoặc cây) cũng có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu, được sử dụng ở Trung Quốc để chữa: 1. Lậu, ỉa ra phân đen, sa trực tràng; 2. Rong kinh, bạch đới; 3. Cụm nhọt. Còn có một loài khác là Limonium sinuatum (L. ) Mill, gọi là Trường anh, gốc ở Địa Trung Hải được trồng ở Đà Lạt làm cây cảnh.

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM