Cải giả - Làm thuốc mát, chữa ho

Cải giả là cây thảo, ra hoa tháng 7, mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, được dùng để nấu canh ăn, làm thuốc mát, chữa ho. Để biết được công dụng trong y học của cây Cải giả mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cải giả - Làm thuốc mát, chữa ho

Cải giả, Bầu đất bóng - Gynura nitida DC., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

1. Mô tả

Cây thảo. Lá có phiến thon, dài 10 - 13cm, rộng 2 - 2,5cm, chóp nhọn, mép có răng thấp nhọn, gân phụ 6 cặp; cuống dài 1cm. Cụm hoa đầu vàng, cao 1,5cm; lá bắc có mào lông trắng, mịn, dài 1,5cm.

Ra hoa tháng 7.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Gynurae Nitidae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ngọn non dùng nấu canh ăn. Ở Quảng Ninh người ta sử dụng cây làm thuốc mát, chữa ho.

Trên đây là một số thông tin về cây Cải giả mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM