Cổ dải - Làm thuốc diệt ruồi

Cổ dải là cây gỗ lớn thuộc họ Đậu, không lông, vỏ cây xù xì, mọc hoang ở rừng núi đá và cả ở rừng núi đất nhiều nơi ở Hà Giang, Ninh Bình đến Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, được dùng là thuốc diệt ruồi. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Cổ dải qua bài viết này nhé.

Cổ dải - Làm thuốc diệt ruồi

Cổ dải, Cây bả ruồi - Milletia eberhardtia Gagnep., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ lớn cao 7 - 8m, không lông; vỏ cây xù xì màu xám mốc. Lá kép lông chim có cuống chung dài 12 - 20cm mang 5 - 7 lá chét thon ngược tròn dài, dài 10 - 12cm, rộng 2 - 2,5cm, gân phụ 10 cặp, cuống phụ 4 - 6mm, lá kèm phụ không có. Chùm 1 - 2 ở nách lá; hoa tập hợp khoảng 10 cái trên nhánh, trắng, thơm, cao 2,5 cm. Quả dài 10cm; rộng 3 cm, dẹp, bên ngoài phủ một lớp lông mịn, màu vàng nâu nhạt.

Hoa tháng 2 - 3, quả tháng 4 - 5.

2. Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex MiUetiae Eberhardliae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở rừng núi đá và cả ở rừng núi đất nhiều nơi ở Hà Giang, Ninh Bình đến Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Thu hái vỏ cây vào mùa xuân; dùng tươi hay phơi khô. Tính vị, tác dụng: Có tác dụng diệt trùng.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi. Người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường. Ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Trên đây là một số thông tin về cây Cổ dải mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM