Cám trắng - Trị sởi, đau bụng

Cám trắng là cây cao khoảng 20m, thuộc họ Đậu, thường mọc ở rừng rụng lá, ven rừng phổ biến ở vùng thấp đến 4000m nhiều nơi của nước ta, có vị đắng chát, được dùng trị đau bụng hay sởi. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Cám trắng qua bài viết này nhé.

Cám trắng - Trị sởi, đau bụng

Cám trắng, Muồng trúc - Albizia lebbekoides (DC.) Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

1. Mô tả

Cây cao khoảng 20m. Lá hai lần kép lông chim chẵn; cuống sơ cấp có một tuyến cách gốc 2 - 3m; lá chét 18 - 22 đôi; phiến lá xanh nhạt, cứng và dai, dài 20 - 25mm, rộng 5 - 7mm, không có lông. Hoa thành đầu nhỏ hình bán cầu, xếp thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều ngù. Quả đậu dài 13cm, rộng 18 - 20cm, thót lại ở gốc và ở đỉnh, tận cùng là một mũi nhọn, nhẵn bóng, màu nâu. Hạt 10, hình bầu dục, dẹp, có lỗ tổ ong ở giữa.

2. Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Albiziae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây của vùng cổ nhiệt đới, thường mọc ở rừng rụng lá, ven rừng phổ biến ở vùng thấp đến 4000m nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Campuchia.

4. Thành phần hóa học

Vỏ chứa một lượng tanin là 12,5 - 17% và được sử dụng ở Java như các loài cây có tanin khác.

5. Tính vị, tác dụng

Vỏ có vị đắng và chát.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi.

Trên đây là một số thông tin về cây Cám trắng mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM