Dung hoa chuỳ - Trị dao chém xuất huyết

Dung hoa chuỳ là cây bụi nhỏ, mọc ở rừng rú bụi và khóm cây từ độ cao thấp tới 1400m ở các tỉnh miền Bắc đến Thừa Thiên Huế, được dùng trị dao chém xuất huyết, ban cấp tính, đau mắt. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Dung hoa chuỳ - Trị dao chém xuất huyết

Dung hoa chuỳ - Symplocos paniculata (Thunb.) Miq., thuộc họ Dung - Symplocaceae.

1. Mô tả

Cây bụi nhỏ, nhánh non có lông vàng, nhánh lớn màu đen. Lá có phiến xoan, cỡ 6,5 x 3,5cm, dai, cứng cứng, lúc non có lông vàng ở mặt dưới; cuống lá 4 - 6mm. Chuỳ hoa ở nách lá, cao 6 - 7cm, có lông vàng; hoa trắng thơm; tràng cao 4mm; nhị nhiều; bầu 2 ô. Quả tròn tròn, to cỡ 5mm; hạt 1 - 2.

Ra hoa, quả gần như quanh năm.

2. Bộ phận dùng

Rễ, thân, lá - Radix, Caulis et Folium Symplocoris Paniculatae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng rú bụi và khóm cây từ độ cao thấp tới 1400m ở các tỉnh miền Bắc đến Thừa Thiên Huế. Cũng phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc.

4. Tính vị, tác dụng

Lá cầm máu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chiết được dầu thắp. Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết. Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược.

Ở Ấn Độ, vỏ cây cũng được dùng như vỏ cây Dung đất, xem như là tăng trương lực, dùng trị đau mắt.

Trên đây là một số thông tin về cây Dung hoa chuỳ mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM