Bùm bụp nâu - Đắp chữa các vết thương

Bùm bụp nâu là cây mọc nhanh trên các nương rẫy bị bỏ hoang hay rừng bị tàn phá kiệt quệ, ở nhiều nơi khắp nước ta dưới độ cao 500 - 600m. Người ta dùng rễ và quả đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Để nắm được thành phần và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Bùm bụp nâu - Đắp chữa các vết thương

Bùm bụp nâu, Bông bét - Mallotus paninculatus (Lam.) Muell.- Arg. (M. cochinchinensis- Lour.), thuộc họ Thầu dầu - Eu-phorbiaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ hay cây lớn đến 20m. Lá có phiến xoan tam giác hay hình bánh bò, có ba thuỳ hay không, có hai tuyến ở gốc phiến, mặt dưới có lông hình sao; cuống dài đến 18cm. Cụm hoa có lông nâu, dài 7 - 35cm; hoa đực có 50 - 60 nhị; hoa cái có bầu 2 - 3 ô. Quả nang to 7 - 8mm, có gai nạc thưa dài; hạt tròn.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 11 - 12.

2. Bộ phận dùng

Rễ, quả - Radix et Fruetus Malloti Paniculati.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc nhanh trên các nương rẫy bị bỏ hoang hay rừng bị tàn phá kiệt quệ, thường mọc lẫn với Ba soi, Lành ngạnh, Hu day, Cỏ lào... Ở nhiều nơi khắp nước ta dưới độ cao 500 - 600m, từ Hà Giang, Lào Cai cho tới Lâm Đông, Kiên Giang (Phú Quốc). Có thể thu hái rễ quanh năm, thường dùng tươi; quả thu hái tháng 10 - 11.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng.

Trên đây là một số thông tin về cây Bùm bụp nâu mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM