Cói tương bông rậm - Trị cảm mạo phong hàn

Ở nước ta, Cói tương bông rậm mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, ....Cói tương bông rậm có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng chỉ khái hoá đàm, Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, ho có nhiều đờm. Để biết được công dụng trong y học của cây Cói tương bông rậm mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cói tương bông rậm - Trị cảm mạo phong hàn

Cói tương bông rậm, Cói cạnh, Lác ba đào - Mariscus compactus (Retz.) Druce (Cyperus compactusRetz.)., thuộc họ Cói - Cyperaceae.

1. Mô tả

Cây thảo mọc thành bụi, sống nhiều năm, cao 50 - 90cm, thân có 3 cạnh bên hay tròn, to đến 6mm. Lá có phiến cứng, mốc mốc, rộng 5 - 12mm. Cụm hoa to; lá bắc dài đến 1m; tia dài, mang bông nhỏ gắn thành đầu tròn, dài 5 - 15mm, với 4 - 8 hoa; vẩy cao 3 - 4,5mm, vòi nhuỵ chẻ 3.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Marisci Compacti.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà và các tỉnh Tây nguyên đến Long An, Kiên Giang; thường gặp ở ruộng khô, bờ đê vùng đồng bằng.

4. Tính vị, tác dụng

Vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng chỉ khái hoá đàm, tuyên phế giải biểu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, ho có nhiều đờm.

Trên đây là một số thông tin về cây Cói tương bông rậm mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM