Chi tử bì - Trị phong thấp

Chi tử bì là cây gỗ lớn, nhánh to, thuộc họ Bồ quân, mọc ở rừng trên độ cao 1000 - 2000m ở Việt Nam, được dùng trị phong thấp, đòn ngã, bạch huyết. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Chi tử bì - Trị phong thấp

Chi tử bì, Cườm đỏ, I tọa đông - ltoa orientalis Hemsl., thuộc họ Bồ quân - Flacourtiaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ lớn, cao đến 20m; nhánh to, có lỗ bì trên màu nâu ðỏ. Lá mọc so le, có phiến hình bầu dục to, dài 15 - 30cm, rộng 8 - 15cm, mép có răng, mặt dưới không lông; gân phụ 12 - 20 cặp; cuống dài 3 - 6cm, có lông mịn. Quả to, dài 4 - 5cm (tới 9cm), mở thành những mảnh mỏng; hạt nhiều, dẹp, có cánh.

Ra hoa tháng 1 - 2.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix ltoae Orientalis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng trên độ cao 1000 - 2000m.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết.

Trên đây là một số thông tin về cây Chi tử bì mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM