Nhãn chày - Chữa tê mỏi nhức xương

Nhãn chày là cây bụi đứng hay trườn, nhánh nâu hay đen đen, có chấm trắng, có nhiều mấu sần sùi, thuộc họ Na, mọc ở rừng thường xanh hay những đồi bằng, được dùng làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Nhãn chày - Chữa tê mỏi nhức xương

Nhãn chày, Chuối chác đẻ, Mao quả có mỏ - Dasymaschalon rostratum Merr. et Chun, thuộc họ Na - Annonaceae.

1. Mô tả

Cây bụi đứng hay trườn, nhánh nâu hay đen đen, có chấm trắng, có nhiều mấu sần sùi. Lá mọc so le, có phiến to 20 x 60cm, mặt dưới mốc mốc có lông nằm, gốc tròn, đầu nhọn, gân phụ 10 - 13 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 7 - 8mm, đài nhỏ, cánh hoa 3, dài 3 - 5cm, có lông mịn, nhị và lá noãn nhiều. Quả hình chuỗi, khi chín màu đỏ, có nhiều ngăn, mỗi ngăn 1 - 4 hạt.

Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 12.

2. Bộ phận dùng

Rễ và lá - Radix et Folium Dasymaschali Rostrati.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh hay những đồi bằng từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Tây Nguyên xuống đến đồng bằng sông Cửu Long (gặp nhiều ở Long An). Thu hái rễ, lá quanh năm, phơi khô.

4. Tính vị, tác dụng

Có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, tiêu độc.

5. Công dụng

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són. Liều dùng 10 - 20g. Cũng dùng giải độc Mã tiền.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Nhãn chày. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM