Chân kiềng - Dùng rửa chữa vết thương

Chân kiềng là cây gỗ thuộc họ Na, thấy ở miền Bắc Việt Nam tại Quảng Ninh và Lạng Sơn, được dùng rửa chữa vết thương. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Chân kiềng - Dùng rửa chữa vết thương

Chân kiềng, Cây chân kiềng - Goniothalamus chartaceus L., thuộc họ Na - Annonaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ cao 4 - 6m. Cành non không có lông. Lá hình mác thuôn hay hình mác hẹp, dài 11 - 17 (20)cm, rộng 2 - 3,5cm, đầu hơi nhọn, gốc hình nêm, cả hai mặt đều không có lông, gân cấp hai rất mờ; cuống lá rất ngắn (3 - 5mm). Hoa ở nách lá, mọc đơn độc; cuống hoa dài cỡ 1,2cm, ở gốc mang 3 - 4 lá bắc nhỏ. Lá đài gần hình trứng nhọn đầu, 9 - 4mm, cả hai mặt trần. Cánh hoa ngoài hình mác, dài 20 - 25mm, rộng 5mm, không có lông, cánh hoa trong cỡ 10 x 4mm. Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu. Noãn 1 - 2. Phần quả hình trứng, cỡ 7 - 8 x 4-5mm, không có lông, ở trên cuống ngắn cỡ 5mm.

Ra hoa tháng 2 - 6.

2. Bộ phận dùng

Lá - Folium Goniothalani.

3. Nơi sống và thu hái

Hiện nay chỉ mới thấy ở miền Bắc Việt Nam tại Quảng Ninh và Lạng Sơn.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá sắc rửa chữa vết thương.

Trên đây là một số thông tin về cây Chân kiềng mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM