Cải kim thất - Chữa phong thấp

Cải kim thất là cây thảo cao 80cm, có lông, thân non có cạnh, mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Cải kim thất - Chữa phong thấp

Cải kim thất, Rau lúi - Gynura barbaraefolia Gagnep., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

1. Mô tả

Cây thảo cao 80cm, có lông, thân non có cạnh. Lá xếp dọc theo thân, có lông, có thuỳ sâu, một thuỳ ở gốc cuống có dạng lá kèm; gân phụ 4 cặp. Ngù hoa kép, chia nhiều nhánh, mỗi nhánh có 1 - 3 hoa màu vàng, cao 1,5cm; lá bắc hẹp, cao 4 - 9mm. Quả bế cao 1,7mm, nhám; lông mào gồm nhiều tơ, trắng, mịn.

Ra hoa tháng 1 - 4.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Gynurae Barbaraefoliae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, đến Kontum, Lâm Đồng.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá và ngọn non có thể ăn thay rau. Cả cây dùng chữa phong thấp, đau nhức xương.

Trên đây là một số thông tin về cây Cải kim thất mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM