Cáng lò - Trị cảm mạo, đau dạ dày

Cáng lò là cây gỗ nhỏ, thân thẳng tròn; vỏ ngoài màu nâu xám, bong ra từng mảng; thịt vỏ màu nâu mùi thơm hắc, mọc rải rác trong các rừng phục hồi ở độ cao 1000m, được dùng làm thuốc trị rắn cắn, cảm mạo, đau dạ dày,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Cáng lò - Trị cảm mạo, đau dạ dày

Cáng lò, Co lim - Betula alnoides Buch-Ham, - thuộc họ Cáng lò - Betulaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ nhỏ, thân thẳng tròn; vỏ ngoài màu nâu xám, bong ra từng mảng; thịt vỏ màu nâu mùi thơm hắc. Lá có phiến xoan, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8 - 14 cm, rộng 4 - 6cm, mép có răng cưa nhọn, gân phụ 10 - 12 cặp, lúc khô nâu đỏ, có lông chói mặt trên, còn mặt dưới nâu đỏ; cuống dài 1,5cm. Bông hoa đực hình đuôi sóc, hoa đực có chỉ nhị dính từng cặp. Hoa cái xếp thành cụm 2 - 3 hoa ở nách lá bắc. Quả nhỏ thuôn, có cánh to, có lông.

Hoa tháng 1.

2. Bộ phận dùng

Vỏ, lá - Cortex et Folium betulae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc rải rác trong các rừng phục hồi ở độ cao 1000m, từ Hà Giang, Tuyên Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn tới Gia Lai, Kontum. Có thể thu hái vỏ, lá quanh năm.

4. Thành phần hóa học

Vỏ và lá đều chứa salycilat methyl.

5. Tính vị, tác dụng

Vỏ có vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng ôn trung tán hàn, khư phong trừ thấp.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ, lá làm thuốc trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, lỵ và phong thấp đau xương.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Cáng lò. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM