Mây tất - Trị kiết lỵ

Mây tất là cây bụi thuộc họ Cau, phổ biến ở các rừng thưa vùng đồng bằng, thường ở duyên hải Nam Bộ Việt Nam và Campuchia, có tác dụng trị lỵ, giảm huyết áp, hạ sốt, lọc máu,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Mây tất - Trị kiết lỵ

Mây tất - Calamus salicifolius Becc., thuộc họ Cau - Arecaceae.

1. Mô tả

Cây bụi, có thân dài 1-2m, đường kính 5-8mm. Lá chét mọc thành nhóm 2-3, thon hẹp, có gai rải rác với một mo hay một roi thô sơ. Quả hình cầu, đường kính 8,5cm, với một mỏ hình nón, dày và ngắn, 14-16 dây vẩy rộng hơn dài, màu vàng rơm, có mép có răng, màu trắng, đốm nâu ở đầu nhọn; hạt gần hình bán cầu, đen, bóng phẳng.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Calami Salicifolii.

3. Nơi sống và thu hái

Loài rất phổ biến ở các rừng thưa vùng đồng bằng, thường ở duyên hải Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

4. Tính vị, tác dụng

Rễ có tác dụng trị lỵ, chống tiết mật, giảm huyết áp, tăng trương lực, hạ sốt và lọc máu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân được dùng đan lát và làm dây buộc, quả ăn được.

Ở Campuchia rễ thường được dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trị kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, sốt rét và bệnh ghẻ cóc.

Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ - Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Mây tất. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM