Bí đặc - Tác dụng bôi lên các vết loét

Theo y học cổ truyền, dược liệu Bí đặc Quả có tính xổ. Quả được dùng ở Phi Châu làm thuốc bôi lên các vết loét kể cả giang mai và trị tê thấp. Vỏ được dùng trị tê thấp, lỵ và bệnh hoa liễu. Để biết thêm thông tin về vị thuốc cây bí đặc, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN

Bí đặc - Tác dụng bôi lên các vết loét

Bí đặc, Xúc xích, Cây đồi - Kigelia africana (Lam.) Benth (K. pinnata (Jacq) DC) thuộc họ Núc nác -Bignoniaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ to, đường kính 10 - 20cm. Lá kép lông chim lẻ ba lần. Cụm hoa chùm xim thưa, buông rũ; hoa hình ống màu đỏ sẫm ở mặt trong, có vạch vàng ở phía ngoài.

Quả hình trụ, hoa gỗ, rắn, to bằng quả bí, màu xám có cuống dài, treo lủng lẳng trên cây, dài đến 1m.

2. Bộ phận dùng

Quả và vỏ cây - Fructus et Cortex Kigeliae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của các savan cây gỗ ở Đông Phi châu, được gây trồng lấy bóng mát và làm cảnh ở Hà Nội và một số địa phương khác.

4. Thành phần hoá học

Hoa chứa một anthocyanin, cyanidin pentose glucosid và flavon, bao gồm quercetin và kaempferol. Vỏ chứa một chất đắng và acid tannic.

5. Tính vị, tác dụng

Quả có tính xổ.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả được dùng ở Phi Châu làm thuốc bôi lên các vết loét kể cả giang mai và trị tê thấp. Vỏ được dùng trị tê thấp, lỵ và bệnh hoa liễu.

Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây bí đặc. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM