Hoa chuông đỏ - Trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Hoa chuông đỏ được nhập trồng ở thành phố Hồ Chí Minh làm cây cảnh. Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.

Hoa chuông đỏ - Trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Hoa chuông đỏ, Hồng kỳ - Spathodea campanulata P. Beauv., thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ lớn cao 12 - 15m. Lá mọc đối, một lần kép, to, dài 15 - 45cm; lá chét có cuống nhỏ, phiến hình bầu dục thuôn dài. Cụm hoa gồm nhiều chùm, mỗi chùm 5-6 hoa ở ngọn cành. Hoa có đài dạng mo có khía, bị chẻ dọc khi hoa nở; tràng hoa hình chuông, đường kính 5cm, màu đỏ cam, họng có sọc vàng. Quả nang đứng, dẹp, dài 20cm, rộng 3 - 5cm; hạt có cánh.

Ra hoa tháng 6 - 7.

2. Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Spathodeae Campanulatae

3. Nơi sống và thu hái

Gốc ở Phi châu nhiệt đới (Tây Phi) được trồng ở các đường phố, công viên ở nhiều nước vùng nhiệt đới tới độ cao 1200m. Ta có nhập trồng ở thành phố Hồ Chí Minh làm cây cảnh.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu.

Trên đây là một số thông tin về cây Hoa chuông đỏ mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM