Luân thuỳ - Làm thuốc trị sốt

Luân thuỳ là cây dưới bụi cao 30-60cm, nhẵn, có thân cứng, ít hay không phân nhánh, thuộc họ Trúc đào, mọc ven rừng, dọc đường, trên cát, được dùng làm thuốc trị sốt, sưng chân tay. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Luân thuỳ - Làm thuốc trị sốt

Luân thuỳ - Spirolobium cambodianum Baill; thuộc họ Trúc đào -Apocynaceae.

1. Mô tả

Cây dưới bụi cao 30-60cm, nhẵn, có thân cứng, ít hay không phân nhánh. Hoa trắng, xếp 1-3 cái ở nách các lá phía trên. Quả gồm hai đại, thon lại ở đầu, hơi rẽ ra, màu đen, khía dọc, dài 8- 13cm, rộng 2-4cm. Hạt nhiều, hơi có lông ngắn ở mặt lồi, khía dọc ở mặt lõm, dài 7mm, rộng 1,5mm, chùm lông mềm, màu hung nâu, dài 2,5cm.

Hoa tháng 7, quả tháng 12-3.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Spirolobii Cambodiani.

3. Nơi sống và thu hái

Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh đến đảo Phú Quốc.

4. Công dụng

Rễ ngâm rượu dùng làm thuốc trị sưng chân tay. Nước hãm nhầy rễ cây, rất đắng, dùng trị sốt.

Trên đây là một số thông tin về cây Luân thuỳ mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM