Nam sa sâm - Trị ho ra máu

Nam sa sâm là cây thuộc học Hoa chuông, thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình. Rễ cây có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng thanh phế tá hoả, dưỡng âm, chỉ khái; thường dùng để trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Cùng eLib.VN tìm hiểu những thông tin liên quan đến vị thuốc này nhé.

Nam sa sâm - Trị ho ra máu

Nam sa sâm, Sa sâm lá vòng - Adenophora tetraphylla (Thunb.) Fisch (A. verticillata (Pall.) Fisch) thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.

1. Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ dày, dạng con thoi, có thân thẳng, nhẵn, khía rãnh, cao 0,30 - 1,40cm. Lá mọc từ gốc, có cuống, tròn, khía tai bèo, các lá ở thân mọc vòng 4, hay mọc đối, gần như không cuống, xoan ngọn giáo, có răng, dài tuỳ theo độ cao 3 - 10cm rộng 1 - 2cm. Hoa màu lam, thành chuỳ gồm nhiều chùm mọc vòng, ít hoa, có cuống hoa dạng sợi. Quả thòng, dạng quả mọng, hình trống hay hơi cụt ở ngọn, bao bởi lá đài tồn tại, có 3 ô, nở thành 3 mảnh. Hạt dạng bầu dục, dẹp, bóng, vàng vàng.

Hoa tháng 6.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Adenophorae Tetraphyllae, thường gọi là Nam sa sâm.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, đồ, phơi khô.

4. Tính vị, tác dụng

Rễ có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng thanh phế tá hoả, dưỡng âm, chỉ khái.

5. Công dụng

Thường dùng trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Ở Trung Quốc, Nam sa sâm được dùng trị: 1. Viêm khí quản cấp tính và mạn tính; 2. Phế ung khái huyết; 3. Âm hư phát nhiệt; 4. Ho khan; 5. Hầu họng sưng đau.

6. Liều dùng

8 - 10g, sắc uống. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Trên đây là một số thông tin về cây Nam sa sâm mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM