Nho dại - Trị phong thấp

Nho dại là cây leo trườn, mọc hoang ở một số nơi thuộc Nam Bộ Việt Nam, được dùng để ăn, chế rượu, trị phong thấp, viêm gan vàng da, ho ra máu,... Để biết được công dụng trong y học của cây Nho dại mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Nho dại - Trị phong thấp

Nho dại, Nho cong queo - Vitis ílexuosa Thunb., thuộc họ Nho - Vitaceae.

1. Mô tả

Cây leo trườn, ít lông, tua cuốn chẻ hai. Lá hình trái xoan tam giác, dài 6cm, có lông ở gân mặt dưới, gân gốc 5. Chùm hoa đối diện với lá; đài hình đĩa, cánh hoa 4, dính thành chóp, 4 nhị có bao phấn tròn. Quả tròn to 6 - 7mm, hột 3 - 4.

Mùa hoa tháng 5 - 6.

2. Bộ phận dùng

Rễ, lá - Radix et Folium Vitidis Flexuosae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, cũng gặp mọc hoang ở một số nơi thuộc Nam Bộ Việt Nam.

Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Lá thường dùng tươi.

4. Tính vị, tác dụng

Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, lợi tiểu, chống viêm, giúp tiêu hoá. Lá có vị chua, tính bình; có tác dụng cầm máu, tiêu sưng, chống viêm.

5. Công dụng

Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú. Lá dùng trị ho ra máu, eczema. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy dịch lá bôi vết thương hoặc đun sôi lá lấy nước rửa.

6. Đơn thuốc

Đau thấp khớp: Rễ Nho dại 15 - 30g sắc uống với rượu. Đồng thời giã rễ tươi đắp vào chỗ đau.

Viêm gan vàng da: Rễ Nho dại, Nhân trần Trung Quốc (Artemisia capillaris), Cà tàu (Solanum lyratum) mỗi vị 15g, sắc uống.

Eczema: Lá nho dại tươi, giã ra chiết dịch và chấm vào những chỗ đau.

Hoặc đun sôi lấy nước, thêm tí phèn và muối để rửa ngoài.

Trên đây là một số thông tin về cây Nho dại mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM