Mãn bụi - Trị thổ huyết

Mãn bụi là cây thảo lâu năm thuộc họ Hoa hồng, mọc hoang ở vùng núi cao trong các savan và thảo nguyên ở Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Lào Cai (Sapa), Lai Châu, được dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, viêm ruột, sát trùng đường ruột,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Mãn bụi qua bài viết này nhé.

Mãn bụi - Trị thổ huyết

Mãn bụi, Mốc bạc trĩn- Agrimonia viscidula Bunge (Asuffrutescens Card.) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

1. Mô tả

Cây thảo lâu năm; thân có lông rải rác. Lá mang 5-7 lá chét to xen với lá chét nhỏ, mặt trên không lông hoặc chỉ có ít lông nhung, mặt dưới có lông nhung ở trên gân, cuống lá có lông thưa; lá bắc thon; 1-2 răng, cao 5-6mm. Chùm hoa thưa, dài 5-10cm, hoa nhỏ, màu vàng. Đài ở quả có 10 sóng, đều mang nhiều hàng móc. Quả bế 2.

Ra hoa vào mùa hạ

2. Bộ phận dùng

Toàn thân - Herba Agrimoniae, cũng gọi là Tiên hạc thảo.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở vùng núi cao trong các savan và thảo nguyên ở Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Lào Cai (Sapa), Lai Châu. Thu hái toàn cây vào lúc có hoa, phơi trong râm đến khô.

4. Tính vị, tác dụng

Vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, tiêu viêm chỉ lỵ. Mầm cây sát trùng.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây. Liều dùng 10-15g.

Là loại thuốc chỉ huyết có công hiệu. Trị ngoại thương hoặc vết dao kiếm cũng có công hiệu.

Người Thái đen ở Phong Thổ (Lai Châu) dùng lá giã ra đắp mụn nhọt. Người Mán dùng rễ phối hợp với các cây khác chữa bệnh sưng ngoại thận.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Mãn bụi. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM