Ớt làn lá nhỏ - Trị đau bụng

Ớt làn lá nhỏ là cây nhỏ, thuộc họ Trúc đào, nhánh non yếu, hơi dẹp, mọc ở vùng rừng núi nhiều nơi từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tây, tới Thừa Thiên - Huế và Kon Tum, được dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, huyết áp cao, rắn cắn,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.

Ớt làn lá nhỏ - Trị đau bụng

Ớt làn lá nhỏ, ớt rừng - Tabernaemontana pallida Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

1. Mô tả

Cây nhỏ, cao 2 - 4m, nhánh non yếu, hơi dẹp. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 7 - 15cm, rộng 3 - 6cm, đầu nhọn dài, gốc từ từ hẹp trên cuống; gân phụ 12 - 18 cặp; cuống lá cỡ 5mm. Cụm hoa xim ở nách lá. Hoa trắng, dài 3mm, ống tràng 1cm, thuỳ 5mm; nhị 5, dính ở giữa ống. Quả đại 2, dài 1,5 - 3cm, đường kính 0,6 - 1cm. Hạt 4 - 6, dài cỡ 1cm, rộng 5mm, có vỏ ngoài màu đỏ.

Hoa tháng 5 - 6; quả tháng 7 - 8.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Tabernaemontanae Pallidae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng rừng núi nhiều nơi từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tây, tới Thừa Thiên - Huế và Kon Tum. Có thể thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, thường dùng tươi.

4. Tính vị, tác dụng

Cây có độc; có tác dụng giải độc, khư phong, giáng áp.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao. Cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm

6. Liều dùng

6 - 12g giã nhỏ ngậm hoặc đắp.

Trên đây là một số thông tin về cây Ớt làn lá nhỏ mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM