Năng ngọt - Giải độc, tiêu thức ăn

Năng ngọt là cây thảo thủy sinh thuộc họ Cói, mọc tập trung trên diện tích lớn ở vùng Đồng Tháp Mười. Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Củ có vị ngọt, mát, có tác dụng giả độc, tiêu thức ăn,... Cùng eLib.VN tìm hiểu những thông tin về vị thuốc này nhé.

Năng ngọt - Giải độc, tiêu thức ăn

Năng ngọt, Củ nâu, Cỏ nâu bông đơn - Eleocharis dulcis (Burm. f.) Henschel (E. plantaginea- Roem. et Schult.), thuộc họ Cói - Cyperaceae.

1. Mô tả

Cây thảo thuỷ sinh sống nhiều năm nhờ củ nhỏ; thân hình trụ cao 30 - 40cm tới 1m, to 5 - 7mm có ngăn ngang. Lá teo nhỏ thành bẹ ở gốc. Bông hoa ở ngọn các nhánh, bằng hay rộng hơn thân, vẩy có một gân giữa và mép sậm, vòi nhuỵ chẻ 3. Quả bế tròn, bóng.

Ra hoa tháng 11 - 12.

2. Bộ phận dùng

Củ - Tuberculum Eleocharidis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Tân Chi nê, châu Phi. Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, mọc tập trung trên diện tích lớn ở vùng Đồng Tháp Mười. Cây phát triển mạnh ở đất phèn, trong mùa mưa, thích hợp với đất chua, có pH= 4 - 5, là cây chỉ thị vùng đất phèn.

4. Thành phần hoá học

Củ Năng ngọt chứa 60% tinh bột, 7 - 8% protein và một lượng đường nhất định, nếu kể chung hydrat carbon có thể tới 77%.

5. Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính mát, có tác dụng khai vị, giải độc, tiêu thức ăn và giúp ích cho dạ dày và ruột.

6. Công dụng

Củ thường dùng nấu canh với thịt gà, vịt. Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng.

Trên đây là một số thông tin về cây Năng ngọt mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM